Nghiên Cứu Giáo Lý

Bảy Tai Nạn Sau Cùng (phần 3)

Tai nạn thứ tư sẽ là gì?

“Vị thiên sứ thứ tư trút bát mình trên mặt trời, thì mặt trời được quyền lấy lửa làm sém loài người” (Khải huyền 16:8). Hãy đọc Giô-ên 1:16-20.

Ghi chú – Sự thờ mặt trời là một hình thức thờ hình tượng rất xưa và lan rộng khắp nơi. Trong tai nạn này, Đức Chúa Trời bày tỏ sự bất mãn của Ngài về sự thờ phượng này. Vật mà loài người tôn thờ như một vị thần trở nên một tai họa và một thứ hành hạ họ. Điều này cũng giống như những tai vạ ở Ê-díp-tô khi xưa. Những thứ mà người Ai Cập đã tôn thờ trở thành tai họa cho họ thay vì là các ân nhân và phước lành.

Ngay cả sự phán xét kinh khủng này có khiến người ta ăn năn không?

“Loài người bị lửa rất nóng làm sém, chúng nó nói phạm đến danh Đức Chúa Trời là Đấng có quyền trên các tai nạn ấy, và chúng nó cũng không ăn năn để dâng vinh hiển cho Ngài” (Khải huyền 16:9).

Tai nạn thứ năm sẽ là gì?

“Vị thiên sứ thứ năm trút bát mình trên ngôi con thú, nước của nó bèn trở nên tối tăm, người ta đều cắn lưỡi vì đau đớn” (Khải huyền 16: 10).

Ghi chú – Tai nạn này đánh vào ngay cái ngai của sự bỏ đạo vĩ đại trong những ngày cuối cùng, là hệ thống Giáo hoàng. Điều này chắc chắn có ảnh hưởng tương tự như tai vạ ở Ê-díp-tô, đó là sự tối tăm dày đặc đến nỗi người ta “có thể rờ đụng đến được” (Xuất Ê-díp-tô Ký 10: 21-23). Bởi tai nạn này mà quyền thế độc tài thiêng liêng, bất công, kiêu ngạo, và bỏ đạo đó đã tự thiết lập như sở hữu tất cả lẽ thật, và là sự sáng của thế gian, bị bao phủ trong sự tối tăm.

Việc gì xảy ra dưới tai nạn thứ sáu?

“Vị thiên sứ thứ sáu trút bát mình xuống sông cái Ơ-phơ-rát; sông liền cạn khô, đặng sửa soạn cho các vua từ Đông phương đến có lối đi được” (Khải huyền 16:12).

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button