Nghiên Cứu Giáo Lý

Sự Phân Ðoạn Của Kinh Thánh

Ba phân đoạn tổng quát nào mà Ðức Chúa Giê-su ám chỉ trong Cựu Ước?

“Ðoạn, Ngài phán rằng: Ấy đó là đều mà khi ta còn ở với các ngươi, ta bảo các ngươi rằng mọi sự đã chép về ta trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri, cùng các thi thiên phải được ứng nghiệm” (Lu-ca 24:44).

Chú thích – “ Luật pháp Môi-se” gồm năm sách đầu tiên trong Cựu Ước, “ Các sách tiên tri” là Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chiên, mười hai tiên tri nhỏ, Giô-suê, Các Quan Xét, I Sa-mu-ên, II Sa-mu-ên, I Các Vua, và II Các Vua. Những sách còn lại thuộc về “ các thi thiên.”

Ðiều chi chứng tỏ Giê-su là Chúa Cứu Thế?

“Ðoạn, Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đầáng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh” ( Lu-ca 24:27).

Chú thích – Ðức Chúa Giê-su ám chỉ đặc biệt những lời tiên tri trong Cựu Ước là dấu hiệu Ngài là Ðấng Cứu Thế. Khi Ngài nói về Kinh Thánh, thì nên hiểu là Cựu Ước, vì thời ấy Tân Ước chưa thành hình.

Lòng Nhân Từ Của Ðức Chúa Trời và Lời Dạy Của Ngài

Ðức Chúa Trời được tôn là chi trong Kinh Thánh:

“Công việc của hòn đá là trọn vẹn; Vì các đường lối của Ngài là công bình. Ấy là Ðức Chúa Trời thành tín và vô tội; Ngài là công bình và chánh trực” (Phục truyền Luật lệ Ký 32:4).

Như vậy, đặc tính của lời ngài như thế nào?

“Xin cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha tức là lẽ thật” ( Giăng 17:17).

Lời Chúa được tôn cao làm sao?

“Chúa đã làm cho lời Chúa được tôn cao hơn cả danh thinh Chúa” ( Thi Thiên 138:2).

Chú thích – Tên của con người nói lên cá tính của họ. Ðối với Ðức Chúa Chúa Trời cũng vậy. Khi Ngài tôn cao lời Ngài hơn cả danh Ngài, lòng nhân từ của Ngài trở thành nền tảng của lời Ngài dạy, và lời hứa của Ngài sẽ được ứng nghiệm( Hê-bơ-rơ 6:13,14).

Lời Chứng Ðạo Của Gióp và Ê-sai

Gióp tôn trọng lời của Ðức Chúa Trời như thế nào?

“Tôi chẳng hề lìa bỏ các điều răn của môi Ngài, vẫn vâng theo lời của miệng Ngài hơn là ý muốn của lòng tôi” ( Gióp 23:12).

Ðức tin của Ê-sai vĩ đại vững chắc làm sao đối với lời Ðức Chúa Trời?

“Cỏ khô, hoa rụng; nhưng lời Ðức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời” ( Ê- sai 40:8).

***

Con người tất tử; Kinh Thánh bất tử – Triết gia theo chủ nghĩa hoài nghi Voltaire cho rằng giáo lý Kinh Thánh sẽ bị đập tan. Ông đã chết cách đây hơn 200 năm. Chính lý luận của ông bị tiêu tan chớ không phải Kinh Thánh. Luật sư Ingersoll ước đoán người ta sẽ không đọc Kinh Thánh trong vòng 10 năm. Chính nhà hùng biện đã chết cách đây 100 năm, nhưng Kinh Thánh vẫn tồn tại. “ Vả thế gian có sự tham dục nó đều đi qua, song ai làm theo ý muốn của Ðức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (I Giăng 2:17).

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button