Sức Khỏe

CHỨNG SƠ CỨNG ĐỘNG MẠCH

Chứng sơ cứng động mạch (Atheroslerosis) là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và chết chóc ở Hoa Kỳ. Trong năm 2005, có khoảng 870,000 người ở Mỹ chết vì bệnh tim, phần lớn là do nhồi máu cơ tim. Đó là gấp đôi số người chết vì các loại ung thư. Có lẽ bạn đã biết những yếu tố gây ra chứng bệnh này – đó là hút thuốc, áp huyết cao, mỡ cao (high cholesterol), tiểu đường, mập phì, ít vận động, và tuổi tác.
Bệnh cứng động mạch này thường thường không có triệu chứng gì cho tới khi 70% của động mạch bị mỡ đóng (plaque). Khi đó, mỡ làm cho đường kính của động mạch nhỏ lại và khiến số lượng máu lưu thông giảm đi. Nhưng có lẽ bạn không để ý đến những dấu hiệu liền. Thường thường, triệu chứng đầu tiên không xuất hiện cho tới khi động mạch ở tim đã nhỏ lại tới 70%. Lúc đó, bạn có thể cảm thấy đau ở ngực khi vận động nhiều vì động mạch nhỏ lại không cung cấp đủ máu đỏ (oxygen-rich blood) cho tim của bạn. Tuy nhiên, có một số người không cảm thấy triệu chứng gì hết và không biết động mạch tim của mình bị cứng cho tới khi tim họ ngừng đập (heart attack) hay tai biến mạch máu não (stroke).
Những người hút thuốc cũng dễ bị bệnh nhồi máu cơ tim. Ngay cả những người hít khói thuốc thôi (second hand smoke) cũng bị nguy hiểm. Hút thuốc làm cho lượng thán khí (carbon monoxide) trong máu tăng lên, như vậy có thể làm tổn thương đến màng của động mạch (artery linings). Thuốc lá cũng làm tăng LDL (cholesterol xấu) và làm giảm HDL (cholesterol tốt), làm động mạch co thắt lại, khiến sự lưu thông của máu giảm đi và máu dễ bị đóng cục (blood clot).
Bệnh cứng động mạch không những làm tổn thương đến tim và óc, bệnh này cũng ảnh hưởng tới những phần khác của thân thể. Khi mỡ (plaque) làm cho động mạch ở chân cứng và hẹp lại, không cung cấp đủ máu cho ống chân, thì chân bị đau (cramp) và yếu lúc bạn đi hay chạy. Khi những động mạch cung cấp máu cho thận và ruột bị cứng, thì số lượng máu đến các cơ quan này giảm xuống, gây thiệt hại cho các tế bào của những bộ phận này.
Louise Chang, MD, WebMD Medical Editor
WebMD Magazine, July /August 2008, tr. 38

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button