Sức Khỏe

Cẩn Thận Khi Dùng Hải Sản Nhập cảng từ Việt Nam

Gần đây, tại Hoa Kỳ, chúng ta nghe những tin lớn về những thức ăn gây ngộ độc (SALMONELLA) hoặc mang đến tình trạng thương hàn nhập lý cho người dân Mỹ. Những thức ăn nhiễm trùng nầy có thể là hải sản tại các vịnh khi trời mưa bão và ống cống bị vỡ, hay đến từ đậu phộng tồn trữ tại tiểu bang Georgia có phân chuột, hay là những rau cải gây bệnh vì khám phá bị sót xình lầy có phân thú vật, v. v. . . Thực phẩm tại Hoa Kỳ được kiểm soát kỹ lưỡng và có tiêu chuẩn vệ sinh cao mà còn gặp những tình trạng sơ sót như vậy, huống gì thực phẩm biến chế từ các quốc gia thiếu sự kiểm soát trung chính. Hàng tháng, Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (USFDA) đã từ chối không cho một số thực phẩm và hải sản được nhập cảnh từ ngoại quốc. Hôm nay chúng tôi chỉ khuyến cáo về các hải sản từ Việt Nam. Những lô hàng đến từ Việt Nam bị cấm, phần lớn là hải sản hoặc thực phẩm chế biến. Các sản phẩm nầy đã bị từ chối nhập cảnh vì thiếu vệ sinh, mang những độc tố hoặc hóa chất có hại cho sức khỏe, hoặc không ghi rõ thành phần cấu tạo. Nhưng số hàng bị ngăn cấm chỉ là một phần, một số khác vẫn có thể “lọt sổ” và vào được và có thể bày bán tại các chợ. Ngoài ra những loại thực phẩm này không chỉ nhập cảng vào Bắc Mỹ (Hoa kỳ và Canada), mà còn được nhập cảng vào tất cả quốc gia nào có người Việt sinh sống như tại Âu Châu, Á Châu, Nhật, Úc, v. v. . .
Những tin tức và dữ kiện nầy có thể tìm thấy trên mạng, dưới địa chỉ của cơ quan Food and Drug Administration, trong ấy chúng ta có thể thấy loại hàng, tên của công ty sản xuất, và lý do bị cấm. Phần lớn các hải sản đến từ Việt Nam vi phạm các điều khoản sau đây:
a. Trộn lẫn các chất dơ bẩn và nhiều tạp chất và độc tố có hại cho sức khỏe (FILTHY, SALMONELLA);
b. Có quá nhiều hóa chất phụ gia chloraphenicol – dùng để diệt trùng và giữ dạng tươi nhưng không an toàn cho sức khỏe (CHLORAMP);
c. Có độc chất (POISONOUS);
d. Nhãn hiệu giả mạo (FALSE), hoặc không đầy đủ chi tiết thành phần cấu tạo (WRONG IDEN);
e. Nhãn hiệu không ghi rõ tố chất chính yếu gây dị ứng hoặc thành phần chất béo (ALLERGEN, TRANSFAT)
f. Không đủ phẩm chất (STD QUALITY), không ghi đầy đủ chi tiết dinh dưỡng hoặc có hóa chất chưa được cho phép tiêu thụ (NOT LISTED, UNAP PROVED).
http://www.fda.gov/ora/oasis/4/ora_oasis_c_vn.html
Sau đây chỉ là một vài hải sản điển hình cho chúng ta thấy số hàng bị từ chối không cho vào Hoa Kỳ trong vòng một tháng. Trong tháng tư năm 2008, các thực phẩm và hải sản như sau đã bị khám phá:
1. Tôm đông lạnh đầu lớn (FILTHY, SALMONELLA)
2. Thịt cua đông lạnh (CHLORAMP)
3. Chả cua đông lạnh (CHLORAMP)
4. Thịt cua nấu chín đông lạnh (CHLORAMP, POISON- OUS, SAMONELLA)
5. Lươn đông lạnh (FALSE, SAMONELLA)
6. Mì lẫu Thái có hương vị hải sản (NOT LISTED, FILTHY)
7. Tiêu đen nguyên hạt, tiêu xay (SAMONELLA)
8. Cá sòng ngân cắt khúc đông lạnh, cá sòng, cá mang giồ đông lạnh (FILTHY, SAMONELLA)
9. Cá lưỡi kiếm đông lạnh (POISONOUS)
10. Bao tử cá sấy khô, mắm cá sòng (FILTHY)
11. Thịt hào, ngêu sò hấp chín và đông lạnh, mực đông lạnh, thịt ốc hấp chín đông lạnh (FILTHY, SAMONELLA)
12. Các thực phẩm chế biến như bánh chay, nước tương, bánh tráng mè, cà phê bột uống liền, bún khô, v. v. . . cũng có bị ngăn chận vì vi phạm nhãn hiệu giả mạo, không ghi đủ thành phần cấu tạo, hoặc có hóa chất hại cho sức khỏe (WRONG IDEN, NOT LISTED, STD QUALITY, ALLERGEN, TRANSFAT).

Đây chỉ là một tin nhỏ để nhắc nhở khách tiêu thụ phải thận trọng khi mua những thực chẩm chế biến hoặc hải sản đến từ các quốc gia thiếu sự kiểm soát trung chính.
Tiếng Nói Hy Vọng

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button