Bàn về nghệ thuật viết văn, theo Aristotle, có 3 bí quyết để truyền đạt tư tưởng với quần chúng cách hữu hiệu:
— Ethos nghĩa là tác giả (author). Tác giả nên tự hỏi xem mình có khả năng truyền đạt tư tưởng của mình không? Mình đại diện cho cái gì? Đứng trên phương điện nào? Mình có đáng được tín nhiệm không? Mình có thích hợp với tư tưởng mình muốn truyền đạt không?
— Logos nghĩa là từ ngữ (word). Đây là từ ngữ tác giả dùng và tư tưởng tác giả muốn truyền đạt. Nên đặc biệt chú ý đến định nghĩa của từ ngữ. Cần lập luận đúng đắn và hợp lý. Những thống kê, dữ kiện, và các bằng chứng nghiên cứu có thể ảnh hưởng cách khả quan đến thông điệp của tác giả.
— Pathos nghĩa là cảm xúc (emotỉon). Tác giả muốn truyền đạt cảm xúc chi“? Độc giả thường đặt quyết định dựa trên cảm xúc rồi sau đó mới lý luận trên căn bản trí tuệ và lý trí. Tác giả có dùng cảm xúc để gia tăng khả năng truyền đạt tư tưởng của mình không? Trong truyện Kim Vân Kiều, tác giả Nguyễn Du thuộc một gia đình vọng tộc. Cha, chú, anh, em đều thi đổ làm quan to. Tác giả tư chất thông minh từ thuở nhỏ; năm 19 tuổi đã đỗ Tam trường (tương đương với Cử nhân ngày nay). Năm Gia Long thứ 12, tiên sinh được phong chức Cần chính Điện Học sĩ, làm Chánh sứ sang cống nhà Thanh. Cũng trong thời gian nầy, tiên sinh xem cuốn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân, bèn chép lại bằng thơ nôm và đặt tên là Đoạn Trường Tân Thanh — một áng văn tuyệt tác. Giá trị truyện Kiều không phải ở tư tưởng đạo đức, luân lý, hay triết học: Trăm năm trong cõi người ta, Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau. Cũng không phải ở cốt truyện, hay cách bố cục, kết cấu. Nhưng giá trị tuyệt đối của truyện Kiều là áng văn chương, kỹ thuật miêu tả, và diễn đạt tình cảm của tác giả: Vầng trăng ai xẻ làm đôi; Nửa in gối chiếc, nữa soi dặm trường. Khác với những sách báo trong cuộc đời thường, Kinh Thánh được thành hình không phải bởi ý loài người. Nhưng bởi Đức Thánh Linh cảm động, “Không có lời tiên trí nào trong Thánh kinh do các tiên tri tự nghĩ ra, Nhưng chính Chúa Thánh Linh đã cảm ứng họ nói ra lời của Thượng Đế”(II Phi-e-rơ 1:21, BDY). “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sư dạy dỗ, bẻ trách [khuyên bảo], sửa trị, dạy người trong sự công bình (11 Ti-mô-thê 3:16). Đức Chúa Giê-su phán, “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống”(Giăng 14:6). Đối với Henry David Thoreau, “Thà cho tôi lẽ thật còn hơn tình yêu, tiền tài, danh vọng.” (Rather than love, than money, than fame, give me truth.) Thế gian có nhiều tư tưởng, nhiều học thuyết. Nhưng Kinh Thánh truyền đạt lẽ thật. Và chính lẽ thật trong Kinh Thánh giải phóng nhân loại khỏi những quyền lực đen tối. “Dân chúng lắng nghe lời đọc với cảm giác thán phục và vui sướng. Họ bắt đầu suy nghĩ; và khi người ta bắt đầu suy nghĩ là họ bước một bước đến tự do. Họ nhận thấy Kinh Thánh ban cho họ những quyền mà cho đến nay họ bị từ chối — quyền đọc, quyền hiểu biết. ”{The people listen to the reading With wonder and delight. They begin to think; and when men begin to think, they take a step toward freedom. They see that the Bible gives them rights which hitherto have been denied them — the rights to read, to acquire knowledge (Charles C. Coffin, Story of Liberty, p. 44).} Đức Chúa Giê-su bảo những người vừa tin theo Ngài rằng; “Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta, các ngươi sẽ biết lẽ thật và lẽ thật sẽ buông tha [giải phóng] các ngươi (Giăng 8: 31, 32).
Đào Thanh Khiểt