Sức Khỏe

TÌM HIỂU VỀ Cholesterol (Phần 2)

Các nguy cơ khi có lượng HDL (high density lipoprotein) thấp

HDL (high density lipoprotein) được gọi là cholesterol “tốt”, vì vậy HDL càng cao thì càng tốt. Giảm LDL (low density lipoprotein), hoặc cholesterol “xấu”, và tăng HDL là một cách tuyệt vời để giảm nguy cơ bị bệnh tim. Nếu cơ thể có nhiều LDL hơn nó cần, sự dư thừa lưu thông trong máu. Theo thời gian, LDL có thể xâm nhập vào thành mạch máu và tích tụ dưới màng mạch máu, được gọi là các mảng bám (plague), và chúng thu hẹp các mạch máu. Cuối cùng, chúng có thể chặn dòng máu lưu thông, gây bệnh động mạch vành tim (coronary arteries).

Các thói quen không lành mạnh khiến cho lượng cholesterol HDL giảm xuống, do đó làm tăng LDL. Những thói quen như lối sống, và các yếu tố khác làm giảm mức HDL bao gồm hút thuốc lá, béo phì, thiếu tập thể dục (đặc biệt là aerobic), uống quá nhiều rượu (nhiều hơn một ly mỗi ngày) và ăn nhiều chất béo bão hòa (saturated fat) và trans. Có tiền sử gia đình về các vấn đề tim, huyết áp cao và bệnh mạch vành tim cũng làm tăng nguy cơ bị mất cân bằng cholesterol. Bệnh tim mạch là nguyên nhân số một gây tử vong ở Mỹ, nhưng người ta có thể kiểm soát mức cholesterol HDL và giảm đáng kể các nguy cơ.

HDL thấp liên quan chặt chẽ với các nguyên nhân gây ra. LDL được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể, nhưng nhiều người thừa hưởng gen từ cha mẹ hoặc ông bà khiến chúng sản xuất quá nhiều. Ăn mỡ bão hòa (saturated fat) từ động vật, chất béo trans và cholesterol trong thực phẩm cũng làm tăng mức LDL. Nếu lượng cholesterol cao di truyền trong gia đình, thay đổi lối sống có thể không đủ để làm tăng HDL và giảm LDL. Hormone giới tính nữ estrogen có xu hướng làm tăng HDL thiên nhiên, và theo nguyên tắc, phụ nữ có mức HDL cao hơn nam giới. Sản lượng estrogen cao nhất trong những năm sinh đẻ, góp phần vào lý do các phụ nữ tiền mãn kinh thường được bảo vệ khỏi bị bệnh tim. Cuối cùng, nguy cơ lớn nhất của mức HDL thấp là sự phát triển bệnh tim, huyết áp cao và đột quỵ (stroke). Mọi người đều khác nhau, do đó, hãy làm việc với bác sĩ để tìm một chương trình điều trị tốt nhất. Một chuyên gia y tế sẽ xác định thuốc tốt nhất hoặc phối hợp thuốc, nhưng chắc chắn sẽ kê toa các loại thuốc cùng với chế độ ăn uống hợp lý và thay đổi lối sống để làm tăng mức HDL và mức cholesterol toàn phần.

Kỳ tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận đề tài quan trọng này. Muốn biết thêm chi tiết, xin quý vị lên mạng:
http://www.newhealthguide.org/Function-Of-Cholesterol.html
http://health.alot.com/wellness/whats-the-difference-between-good-cholesterol-and-bad-cholesterol—11057

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button