Ghi chú – “Ngày nay thế giới đang khổ với… một sự sợ hãi căn bản”, một nhà biên tập khoa học nổi tiếng tóm lược trong năm đầu tiên của Thời đại Nguyên tử: “Trên bề mặt chúng ta thấy nỗi sợ hãi của những người lính Lục Quân lớn tuổi: rằng bên kia sẽ có bom nguyên tử trước khi chúng ta có thể hoàn thiện việc phòng vệ. Nhưng không có sự bảo vệ chống lại bom nguyên tử. Ngay dưới bề mặt ẩn náu sự sợ hãi của nhà Ngoại giao: nếu chúng ta tiết lộ bí mật về năng lượng nguyên tử, chúng ta sẽ mất quyền mặc cả. Nhưng không có bí mật về nguyên tử. Lần nữa… sự sợ hãi của nhà Kỹ thuật: liệu nguồn năng lượng mới này có làm hư hỏng cấu trúc kinh tế của đất nước và chiếc xe táo của tôi chăng? Quyền lực mới này là một khám phá ít nhất cũng vĩ đại như sự khám phá ra lửa của con người. Ai có thể tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra? Đối với nhà khoa học, sự sợ hãi đen tối nhất [có nghĩa] là không được phép tìm kiếm coi sự thật dẫn đưa ông ta tới đâu… Cái chết cho khoa học… nghĩa là chết cho nền văn minh vĩ đại của chúng ta, mà nền tảng của nó là kiến thức và mục tiêu của nó là sự tự do.” – Helen M. Davis, editorial in Chemistry, November, 1945.
“Khi nhà khoa học bước ra từ phòng thí nghiệm để tiên đoán sự tuyệt chủng của chúng ta trừ khi chúng ta sửa chữa những đường lối không thể sửa chữa được của chúng ta, và các biên tập viên đã biến thành Giê-rê-mi, làm thế nào mà ai đọc sự xáo trộn (scramble) cho một đô la, chơi bài brít (bridge), hay ngẫm nghĩ về con cái mình hay người khác với sự thỏa mãn? Nhưng con người sống bằng niềm hy vọng và bản chất là một người lạc quan.” – Harrison Smith, editorial in The Saturday Review of Literature, 21 Tháng 8, 1948, trang 20.
Một nhà khoa học nguyên tử nổi tiếng, Harold C. Urey, nói, “Tôi là một người sợ hãi, chính bản thân tôi. Tất cả các nhà khoa học tôi biết đều sợ hãi – sợ hãi cho sự sống của họ – và sợ hãi cho sự sống của bạn.” – The Saturday Review of Literature, 7 Tháng 8, 1948.