Nghiên Cứu Giáo Lý

Những Người Ủng Hộ Luật Ngày Chủ Nhật (Phần 5)

Có những lý luận nào để bênh vực cho luật ngày Chủ Nhật?

“Để ngày đó có thể dành riêng cho Chúa và lòng sốt sắng ít bị gián đoạn.” “Để sự sốt sắng của các tín hữu không bị xáo trộn.” – AUGUSTUS NEANDER, General History of the Christian Religion and Church, Torrey translation (3d American ed.),Vol. 2, tr. 301.

Ghi chú: Trong thế kỷ thứ tư và thứ năm, người ta than phiền là những buổi trình diễn trong ngày Chủ Nhật và các rạp hát trong ngày Chủ Nhật đã làm cản trở “Sự sốt sắng của các tín hữu,” vì nhiều người trong số các thành viên thích đi coi hát hơn là đi nhà thờ. Do đó, giáo hội yêu cầu nhà nước phải can thiệp và thúc đẩy sự thực hiện luật pháp ngày Chủ Nhật.

Neander nói, “Bằng cách này, Giáo hội nhận được sự giúp đỡ của nhà nước để đạt mục tiêu của mình” (Ibid., tr. 300, 301). Sự hiệp một giữa giáo hội và chính phủ đã được dùng để thiết lập quyền thế của hệ thống giáo hoàng. Bây giờ nếu làm theo đường lối tương tự thì sẽ đem lại kết quả tương tự.

“Sự sai lầm này bắt nguồn từ sự liên kết giữa tôn giáo và chính quyền, và là di tích của chế độ áp bức. . . Hiện tại, điều gọi là luật pháp ngày Sa-bát không được dùng cho ngày Sa-bát của Kinh Thánh, nhưng áp dụng vào ngày thứ Nhất trong tuần. Hậu quả thực tế của luật pháp như vậy thường là bãi bỏ điều răn của Thiên Chúa và thay thế bằng luật lệ của loài người. Giả thuyết luẩn quẩn của luật lệ như vậy là luật pháp của Chúa có thể được thay đổi hoặc sửa đổi bởi luật pháp của loài người. Trong hằng ngàn tâm trí hiện nay, luật pháp của Thiên Chúa liên quan đến ngày Sa-bát không có giá trị bằng luật lệ ngày Sa-bát được ban hành bởi chính phủ dân sự. Luật lệ đó đã coi thường uy quyền của Đức Giê-hô-va.” – J. J. Taylor (Baptist), The Sabbatic Question (New York: Fleming H. Revell, 1914), tr. 51, 52, 58.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button