Con thú được miêu tả thế nào trong sứ điệp cuối cùng?
“Tôi thấy ở dưới biển lên một con thú có mười sừng bảy đầu, trên những sừng có mười cái mão triều thiên, và trên những đầu có danh hiệu sự phạm thượng. Con thú tôi thấy đó giống như con beo; chân nó như chân gấu, miệng như miệng sư tử, và con rồng đã lấy sức mạnh, ngôi, và quyền phép lớn mà cho nó” (Khải huyền 13:1, 2).
Ghi chú: Hình dạng con thú từ dưới biển lên là sự phối hợp các con thú trong Đa-ni-ên 7, tượng trưng cho các đế quốc Hy Lạp, Mê-đô Ba-tư, Ba-by-lôn và La Mã. Con thú trong Khải huyền 13 có những lời phạm thượng, giao chiến cùng các thánh, và được ban cho một thời gian nhất định cho thấy con thú này tương tự như cái sừng nhỏ trong Đa-ni-ên 7, Ba-by-lôn hiện đại, hay quyền thế giáo hoàng. Hệ thống tôn giáo của quyền thế giáo hoàng là sự phối hợp các hệ thống ngoại giáo của Ba-by-lôn, Ba tư, Hy Lạp, và La Mã; được miêu tả bằng hình dạng của con thú, đội lốt dưới hình thức và tên của Cơ Đốc giáo. Nhưng câu này cho thấy quyền lực của giáo hoàng không đến từ Đấng Christ mà đến từ con rồng La Mã.
Những người thờ phượng con thú có sự thách thức nào?
“Người ta khởi thờ phượng con rồng, bởi nó đã lấy quyền phép cho con thú; và họ cũng thờ phượng chính con thú, mà rằng: Ai sánh được với con thú, ai giao chiến cùng nó được” (Câu 4).
Như vậy quyền thế của ai bị thách thức ở đây?
“Hỡi Đức Giê-hô-va, chẳng ai giống như Ngài! Ngài là lớn, danh Ngài có sức mạnh lớn lắm” (Giê-rê-mi 10:6). (Xem Thi thiên 71:19; 86:8; 89:6, 8).
Đặc điểm của “người tội ác” là gì?
“Mặc ai dùng cách nào, cũng đừng để họ lừa dối mình. Vì phải có sự bỏ đạo đến trước, và có người tội ác, con của sự hư mất hiện ra, tức là kẻ đối địch, tôn mình lên trên mọi sự mà người ta xưng là Đức Chúa Trời hoặc người ta thờ lạy, rất đỗi ngồi trong đền Đức Chúa Trời, chính mình tự xưng là Đức Chúa Trời” (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3, 4).