Biểu hiệu của ấn thứ ba có màu gì?
“Khi Chiên Con mở ấn thứ ba, tôi nghe con sanh vật thứ ba nói: Hãy đến! Tôi nhìn xem, thấy một con ngựa ô. Kẻ ngồi trên ngựa tay cầm cái cân” (Khải huyền 6:5).
Ghi chú: Màu “Đen” của con ngựa miêu tả rất đúng sự đen tối thiêng liêng và suy thoái của giáo hội từ thời Constantine cho tới khi thiết lập quyền tối cao của chế độ giáo hoàng năm 538 S.C. Về tình trạng này trong thế kỷ thứ tư, Philip Schaff nói, “Sự nâng Cơ Đốc giáo lên hàng quốc giáo tiêu biểu một khía cạnh trái ngược với sự suy nghĩ của chúng ta. Điều này liên quan đến nguy cơ rất lớn về sự suy thoái của giáo hội. Làm cho cả nước theo đạo Cơ Đốc thì chẳng khác gì là biến giáo hội thành tà giáo và theo thế tục. Rất đông người của đế quốc La Mã được rửa tội bằng nước, chứ không bằng Đức Thánh Linh và lửa của phúc âm, và họ đã lén lút đem vào thánh đường các phong tục tập quán và thực hành ngoại giáo dưới một cái tên mới ” — History of the Christian Church, vol. 3, (Scribner’s, 1902 ed.), tr. 93.
Màu và đặc tính của ấn thứ tư là gì?
“Khi Chiên Con mở ấn thứ tư, tôi nghe con sanh vật thứ tư nói: Hãy đến! Tôi nhìn xem, thấy một con ngựa vàng vàng hiện ra. Người cỡi ngựa ấy tên là Sự Chết, và Âm phủ theo sau người. Họ được quyền trên một góc tư thế gian, đặng sát hại dân sự bằng gươm dao, bằng đói kém, bằng dịch lệ và bằng các loài thú dữ trên đất” (Khải huyền 6:7, 8).
Ghi chú: Sự lập dị của màu sắc nhợt nhạt hoặc vàng vàng tiêu biểu cho những cây tàn lụi, một màu sắc không tự nhiên cho một con ngựa. Biểu tượng rõ ràng nói tới việc bắt bớ và chết chóc do Giáo Hội La Mã thực hiện chống lại dân sự Đức Chúa Trời từ khoảng thời gian khởi đầu của quyền thế Đức Giáo Hoàng vào năm 538 S.C. cho đến phong trào Cải Chánh.