Văn-Thơ-Truyện

Hoàng Tử Và Phản Thần (Phần 7)

(Tiếp theo Nguyệt San số 193, tháng 7/2012)

Chương 3: Tin Đức Chúa Trời Được Chăng?

Thầy Lắm hỏi trong khi chuẩn bị ra về:

– Trước khi tôi về, có ai muốn hỏi gì chăng?

Lê Thanh đứng dậy nói:

– Tôi có học ít nhiều về khoa học và tôi được dạy chỉ tin những gì mà chúng tôi minh chứng được. Câu chuyện ông vừa kể về cách Đức Chúa Trời dựng nên quả địa cầu này thật lý thú, nhưng làm sao ông biết được câu chuyện ấy là đúng? Làm sao tôi tin Đức Chúa Trời dựng nên địa cầu trong khi tôi chưa từng thấy Ngài bao giờ?

– Câu hỏi ấy hay lắm. Khi trái đất được dựng nên thì em đâu có mặt ở đó. Cả tôi cũng không. Như vậy làm sao chúng ta tin được rằng Đức Chúa Trời đã tạo nên nó? Làm sao chúng ta tin được mọi sự không phải tự nhiên mà có như phần đông dân chúng tin?

– Trước hết xin cho phép tôi nhắc em rằng chúng ta không thể chứng minh những kiện của lịch sử bằng phương pháp khoa học được. Chúng ta cũng không thể đi lùi thời gian để chứng kiến những việc đã xảy ra hằng trăm, hàng ngàn năm trước và nói rằng: Tôi biết việc ấy đã xảy ra thật vì chính mắt tôi đã thấy! Như vậy, làm sao chúng ta biết được những gì đã xảy ra ở thời xa xưa kia?

– Bây giờ, chúng ta hãy để ý đến cố đô Huế. Quý vị ở đây đã có mặt tại chỗ khi cố đô đã xây dựng không?

Cụ trưởng ấp càu nhàu:

– Tôi đâu đủ già để chứng kiến chuyện ấy.

– Thật vậy, thưa cụ. Nếu ai muốn nhớ lại hình ảnh thành Huế lúc được dựng nên, thế nào cụ cũng phải được ít nữa 160 tuổi. Nhưng có một điều ta có thể biết chắc chắn được khi đứng trước cố đô nhìn kỳ đài, viếng nội điện chẳng hạn, ta nghĩ rằng: Có người dựng nên chúng. Các bạn nghĩ thế nào nếu tôi nói với các bạn rằng những đền đài ấy tự xuất hiện lấy?

– Tôi sẽ cho ông là một người không biết gì cả. – Thanh nói.

– Tại sao?

– Vì phải có người nào đó tạo nên chúng. Những thứ ấy không thể tự nhiên mọc lên được.

– Đồng ý. Đây là một điều luật mà tôi muốn các bạn suy tưởng đến: “Mọi vật được tạo nên phải có người tạo nên chúng.” Điều ấy nghe có lý chớ?

– Có lý thật. – Cụ Sáu đáp.

– Làm sao mình biết được người ta xây thành Huế như thế nào? Có một vài sử liệu được ghi lại, nhưng chẳng bao nhiêu. Hầu hết những bản ghi chép đã bị thất lạc. Nhưng chính di tích của thành ấy tự thuật rất nhiều. Chỉ nhìn, chúng ta cũng đã học được biết bao nhiêu đều rồi. Chúng ta có thể tưởng tượng đến hàng trăm người và thú tận dụng sức lực để nâng những khối đá to lớn và đặt chúng vào đúng vị trí của chúng. Tôi không hiểu làm sao con người có thể làm nổi công việc nặng nề như thế. Có thể nào có máy móc giúp đỡ người xưa chăng? Khi nhìn đến những tàn tích ấy chúng ta thấy rõ ràng người Việt Nam đã có một nền văn minh cực thịnh, một chánh phủ hùng cường để tổ chức công tác, những kiến trúc sư đại tài để vẽ kiểu những ngôi đền, vô số nhân công đã góp sức xây dựng, những nhà điêu khắc thực tài để khắc đá thành những bức chạm tuyệt đẹp như thế. Chúng ta biết rằng dân tộc Việt Nam là một giống dân vĩ đạo vì họ đã từng làm cho các giống dân khác phải nể sợ.

(Đón xem tiếp kỳ sau)

Beatrice Short Neall

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button