Sức Khỏe

CÁCH CHỮA TRỊ CHOLESTEROL (Phần 1)

1. Bằng Dược Phẩm

Khi có cholesterol cao, điều đầu tiên bạn cần làm là thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục: ăn ít chất béo bão hòa (saturated fat) đến từ các thức ăn động vật, không ăn chất béo chuyển vị (trans fat), và hoạt động nhiều hơn. Nếu các cách đó không đủ để làm giảm lượng cholesterol “xấu” (LDL), bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc. (Bạn vẫn cần phải thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục).

Có một số thuốc theo toa khác làm giảm LDL. Loại thông thường nhất là Statins. Đây thường là loại đầu tiên mà bác sĩ kê toa để giảm LDL. Chúng cũng làm giảm chất béo trung tính (triglycerides), là một loại mỡ trong máu, và tăng ít HDL “tốt”.

Thuốc loại Statins gồm có:
• Atorvastatin (Lipitor)
• Fluvastatin (Lescol)
• Pitavastatin (Livalo)
• Pravastatin (Pravachol)
• Rosuvastatin (Crestor)
• Simvastatin (Zocor)

Phản ứng phụ có thể bao gồm các vấn đề về đường ruột, tổn thương gan và viêm bắp thịt. Theo FDA, statin có thể làm tăng lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường loại 2. Một số người dùng statin đã báo cáo mất trí nhớ và nhầm lẫn.

Thuốc statin cũng có thể tác dụng với các thuốc khác bạn uống. Bác sĩ của bạn nên trước hết kiểm tra điều đó. Bạn nên tránh bưởi và nước bưởi khi dùng statin. Bưởi làm cho cơ thể bạn khó sử dụng những loại thuốc này hơn.

Niacin: Đây là sinh tố B, còn được gọi là axit nicotinic, có trong thực phẩm nhưng cũng có ở liều lượng cao theo toa. Sinh tố này làm giảm cholesterol LDL “xấu” và tăng cholesterol HDL “tốt”. Tên thuốc có Niacin gồm Niaspan và Nicoar. Phản ứng phụ: cảm thấy đỏ bừng, ngứa, ngứa ran, và nhức đầu.
Kỳ tới, chúng tôi sẽ trình bày về các thức ăn giúp làm giảm cholesterol.

Muốn biết thêm chi tiết, xin quý vị lên mạng:
http://www.webmd.com/cholesterol-management/guide/cholesterol-lowering-medication#1

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button