Buổi chiều trong một ngôi làng ở thôn quê tỉnh Sa Đéc, những trẻ em vui đùa tụm 5 tụm 7 nhảy cò cò, các cặp vợ chồng tản bộ thoải mái, đôi trai gái ngồi bên lề đường trò chuyện dí dỏm, một quán bên đường mấy ông cười rộn vang.
Khí hậu tháng 10 trời đã dịu mát, không nóng nực như những tháng trước. Cuối đường Gia Long có một căn nhà nhỏ xinh xắn, trước cổng nhà có hai chậu bông, một cây quít cao cao độ hai thước, những đàn thanh long đua nhau nỡ trái, phía bên nhà có một dàn xu um tùm.
Cô Huỳnh Thị Mai lối tuổi 50 vừa tước bông hoa vừa ngóng xem những đứa trẻ chạy nhảy tung tăng cười hớn hở. Cô ngồi trên băng ghế bên trái cổng nhà thảnh thơi để hưởng những ngọn gió nhẹ nhàng. Trên khuôn mặt cô có một điều gì u buồn không diễn tả được. Tuy cô nhìn các trẻ em, hồn cô hầu như bay khuất nơi nào. Những giọt lệ lăn dài xuống đôi gò má, cô lẹ làng lấy khăn chùi mí mắt. Nhưng có ai biết đâu, vì cảnh vui nhộn như thế không ai để ý đến cô. Chiều sắp tắt, cô quấn đầy nước để trước nhà rồi vào bắt nồi cơm trước khi chồng con về.
Bệnh tình cô càng ngày càng tệ. Cô đã từng giải phẫu thông tim và nay phải mắc bệnh tiểu đường cả hơn mười năm. Tay yếu dần, bàn chân đã bị tê khá lâu, và cặp mắt mờ dần theo ngày tháng. Cô nghĩ rằng không còn sống bao lâu nữa. Bác sĩ không còn phương pháp cứu chữa, chỉ uống thuốc cầm chừng.
Cô Mai mỗi ngày kêu cầu “Chi Tôn Phật Mẫu” và “Phật Bà Quang Âm.” Nghe tin là vào 12 giờ khuya kêu cầu mới linh nghiệm. Nên đúng giờ ấy mỗi đêm cô thức kêu cầu Trời Phật. Cô đưa đầu ra cửa số để biết đâu ông trời thấy mà động lòng thương xót. Cả mấy năm trời không thấy bình an chúc nào.
Nghĩ đến trước đầu hẻm có một nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm, cô thì thầm, “Không biết mình kêu cầu Chúa có được không?” Thay vì mỗi đêm kêu cầu Trời Phật, nay cô kêu thử Chúa. Không biết vì lý do gì mà vài tuần sau thân thể cô thấy nhẹ nhàng không còn lo âu nữa. Cô tìm đến ngôi thánh đường ấy để tạ ơn, nhưng lòng nghĩ thầm, “Mình là người ngoại đạo, không biết mình vào nhà thờ được không.” Một cậu thanh niên thấy cô đứng trước ngôi thánh đường nhìn lên thập tự giá, thì đến nói rằng, “Mỗi thứ Bảy những người trong làng đến thờ phượng, nếu cô thích thì đến. ”
Sáng sớm thứ Bảy nôn nao không biết ăn bận như thế nào, cô mặc một bộ áo mới mua tháng rồi, vội vàng đi đến nhà thờ. Cô vừa mới bước vô, một ông cụ lối 70, người ta gọi Ông Tám Hòa, chào đón cô nồng nàn. Từ lúc đó cô cầu Chúa mỗi đêm và đi nhà thờ mỗi tuần. Anh em trong nhà thờ đến viếng thăm cô, và họ giúp đỡ săn sóc và hướng dẫn cách ăn uống.
Một năm sau cô Mai thấy khỏe và tham gia những buổi học Kinh Thánh, nhất là cô thích đọc bài học Con Đường Sống. Khi học xong, Ông Tám Hòa kêu gọi cô Mai làm lễ báp-têm, nhưng cô không bằng lòng. Không phải là cô không tin, vì cô biết, “VÌ Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16).
Lòng cô ray rứt vì cô là người đạo Cao Đài, khi nhập môn phải thề trước bàn thờ không được phản bội đạo trước chánh trị sự. Nếu bỏ đạo thì Thiên Tru Đia Diệt, Thiên Đọa Tam Đồ; đó là điều trở ngại mà cô sợ hãi. Cô biết rằng làm lễ báp-têm sẽ được Chúa cứu. “Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt” (Mác 16: 16).
Một ngày nọ Mục sư Thái đến giảng và làm chứng về ông đã từng theo đạo Cao Đài. Khi đó Cô Mai mời mục sư ấy đến nhà thăm để hỏi rõ ràng vấn đề. Sau đó cô giải tỏa nỗi lo âu. Cô thốt lên, “Con là người rớt xuống biển, không ai cứu con mà chỉ có Chúa cứu con.”
Một ngày nọ cô đi dự lễ tân gia của gia đình Ông Nghĩa, một người mà cô quen trong nhà thờ. Trong buổi tiệc, ông mục sư đến hỏi cô, “Nước ở đây, có điều gì ngăn cản cô làm báp—têm không?” Lúc ấy giống nhưng thần linh thúc giục cô nói lên sự quyết định công khai theo Chúa Giê-su. Mục sư và tất cả mọi người trong buổi tiệc dừng tay chú ý để làm lễ báp—têm. Lòng cô vui mừng khôn tã; cô thiết nghĩ là Chúa nói, “Nầy là con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.”
Mỗi chiều khi tưới dàn thanh long đỏ rực, hái những trái quít ngọt ngào, cắt những cành hoa tươi đẹp, cô Mai mỉm cười khôn xiết. Nay cô đã tìm được Đấng Cứu Chúa Giê—su.
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh