Văn-Thơ-Truyện

Hoàng Tử và Phản Thần (phần 17)

(Tiếp theo Nguyệt San số 204, tháng 6/2013)       Beatrice S. Neall

Khi đường xe lửa xuyên Việt được đắp lên trước đây, có nhiều toán nhân công dự phần vào. Có toán khởi sự làm từ thành phố, có toán từ bờ biển. Toán khác phải dọn đường xuyên qua rừng rậm. Tuy làm việc ở chỗ này họ không biết những toán khác ở đâu hoặc đang làm gì. Nhưng rốt lại họ gặp nhau và hai đoạn đường nối liền nhau. Sở dĩ có việc như vậy xảy ra vì có một bộ óc điều khiển trọn chương trình này.

Cũng một thể ấy, những phần khác nhau của Kinh Thánh xứng hợp với nhau vì có một Đấng tức Đức Chúa Trời hoạch định sẵn.

Thật vậy, Kinh Thánh cũng như một thư viện có nhiều sách được kết hợp lại trong một bộ. Trong Kinh Thánh có 66 sách. Quyển đầu được viết cách nay hơn 3,500 năm; và cuốn cuối cùng được viết độ 2,000 trước.

— Thưa thầy, ngày nay có còn lại bản Kinh Thánh chánh nào không? Thanh hỏi.

Thầy Lắm đáp:

– Không, chúng ta chỉ có những bản sao mà thôi, vì Kinh Thánh được chép lại và dịch ra nhiều lần trong mấy thế kỷ qua.

Thanh hỏi tiếp:

– Như vậy, thầy làm sao biết được quyển Kinh Thánh của thầy giống như bản chánh? Khi một quyển sách được chép và dịch lại nhiều lần, thế nào cũng có nhiều thay đổi lắm. Có lẽ ngày nay Kinh Thánh không giống chút nào nếu so sánh với lúc nó mới được viết ra.

– Ý đó rất hay và tôi rất mừng vì em nêu ra vấn đề này. Em biết chăng,

những kẻ thù của Kinh Thánh đã cố gắng để chỉ ra sách ấy đầy lỗi lầm. Họ đã cố sức nghiên cứu những bản rất xưa trong các ngôn ngữ khác nhau để thử coi ý có giống nhau hay chăng? ` Nếu có sự khác nhau, thì sự khác nhau rất nhỏ và ỷ nghĩa căn bản không hề thay đổi chút nào. Mọi công lao khó nhọc của họ có thể minh chứng được rằng Kinh Thánh rất đúng.

Người dịch Kinh Thánh ra tiếng Việt Nam đã cố sức giữ lại ý chánh để ngày nay chúng ta có thể đọc được sứ mạng của Thượng Đế trong ngôn ngữ của ta. Đức Chúa Trời đã chăm nom quyển sách của Ngài, bảo vệ khỏi lỗi lầm.

Thanh lại hỏi:

– Thầy giảng như vậy rất hay. Nhưng, giá dụ như Kinh Thánh rất đúng, làm sao ta biết được nó là có thật?

Những người trong làng rất hãnh diện về khả năng ăn nói của Lê Thanh với những câu hỏi rất thông minh. Nếu nó được học cao hơn thì người ta có thể trông mong nó sẽ đủ sức lý luận vững vàng hơn nữa.

Thầy Lắm đáp:

– Có những chứng cớ lạ lùng chỉ rằng Kinh Thánh là thật. Ta có thể biết được như thể qua sử liệu trong ấy, qua những lời tiên trí mà nó chứa đựng, cùng những lời đầy khoa học mà Kinh Thánh đã nêu ra. Dĩ nhiên, tôi không thể giải nghĩa hết mọi điều ấy trong một buổi họp hôm nay được.

Kinh Thánh chứa đầy sử liệu. Có những câu chuyện về những người sống hằng ngàn năm trước. Trải qua một thời gian rất lâu, những người chống nghịch Kinh Thánh nói rằng đó chỉ là những chuyện cổ tích thôi, và những câu chuyện ấy không có một điểm nào thật cả. Nhưng em biết chăng, các học giả đã qua thánh địa y mà đào xới những thành phố cổ xưa ` đã bị chôn vùi dưới đất để nghiên cứu. Họ đã tìm được những dinh thự, nét chữ, hình chạm diễn tả lại đời sống của người thời xưa. Họ càng tìm hiểu chừng nào, họ càng có nhiều chứng cớ chừng ấy để chỉ rằng những câu chuyện trong Kinh Thánh đúng y từng chi tiết. Nhiều lần họ dùng Kinh Thánh làm sách chỉ dẫn để đào tìm những thành phố bị chôn vùi sâu dưới lớp đất. Chính những nhà bác học ấy tin rằng Kinh Thánh là quyển sách rất đúng.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button