Chúng ta không thể nào thấu hiểu đề tài về “Y-sơ-ra-ên” nếu không giải nghĩa trong Kinh Thánh qua phần Cựu Ước. Lần đầu tiên chữ “Y-sơ-ra-ên” được đề cập trong Kinh Thánh là khi Gia-cốp vật lộn với Đấng Rất Cao. Đấng đó nói, “Tên ngươi sẽ chẳng là Gia-cốp nữa, nhưng tên là Y-sơ-ra-ên (Israel), vì ngươi đã có vật lộn cùng Đức Chúa Trời và người ta; ngươi đều được thắng” (Sáng thế Ký 32:28). Cho nên chữ “Y-sơ-ra-ên” được bắt nguồn từ Chúa cho Gia-cốp mà thôi. Chữ “Y-sơ-ra-ên” có hàm ý nghĩa là thắng tội lỗi qua sự cầu nguyện và yêu cầu ân điển của Chúa.
Gia-cốp có 12 con trai sau đó dọn qua Ai Cập. Hậu tự của họ được gia tăng trở thành 12 chi phái và bị ép làm nô lệ cho đến khi Môi-se giải phóng họ. Chúa phán cùng Pha-ra-ôn qua Môi-se rằng, “Y-sơ-ra-ên là con ta, tức trưởng nam ta. . . Hãy cho con ta đi” (Xuất Ê-díp-tô Ký 4:22, 23). Để ý là “Y-sơ-ra-ên” nới rộng ra cho dòng dõi Gia-cốp. Cho nên, tên “Y-sơ-ra-ên” trước là áp dụng cho một người chiến thắng sau đó áp dụng đến dòng dõi của người đó.
Khoảng chừng 800 T.C., Đức Chúa Trời phán qua tiên tri Ô-sê, “Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó; ta gọi con trai ta ra khỏi Ê-díp-tô” (Ô-sê 11:1). Thời gian đó dân Y-sơ-ra-ên xa lìa Chúa và không còn sống theo tiêu chuẩn tên “Y-sơ-ra-ên” mà Chúa đã từng đặt cho họ.
Khoảng chừng 800 năm sau khi tiên tri Ô-sê, chúng ta biết, “Khi Đức Chúa Jê-sus đã sanh tại thành Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, đang đời vua Hê-rốt” (Ma-thi-ơ 2:1). Vì vua Hê-rốt sợ rằng ngôi mình sẽ bị đe dọa bởi một đứa con trai tên Giê-su, ông đã sai lính để “giết hết thảy con trai từ hai tuổi sấp xuống ở thành Bết-lê-hem” (câu 16). Giô-sép được cảnh báo hung tin chiếu mạng từ thiên sứ, “Hãy chờ dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài trốn qua nước Ê-díp-tô” (câu 13). Vì thế gia đình bèn cuốn áo quần lánh nạn “qua nước Ê-díp-tô” (câu 14).
Kinh Thánh có chép là Giê-su ở Ê-díp-tô “cho tới khi vua Hê-rốt băng, hầu cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tiên tri mà phán rằng: Ta đã gọi Con ta ra khỏi nước Ê-díp-tô” (câu 15). Để ý là tiên tri Ô-sê trích trong đoạn 11 câu 1 — đã hàm ý nói đến dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ê-díp-tô — và cũng được ứng nghiệm Đức Chúa Giê-su Christ ra khỏi Ê-díp-tô! Chúng ta thấy lời tiên tri đó có hai ẩn ý: (1) nghĩ đen là dân Do Thái và (2) nghĩ bóng là dân sự của Chúa.
Xin đón xem bài kỳ tới có liên quan đến Do Thái thiêng liêng?
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
0 871 2 minutes read