Hiền Lành, Nhân Từ, và Đức Tin
Sự hiền từ của Đức Chúa Trời làm gì cho chúng ta?
“Sự hiền từ Chúa đã làm tôi nên sang trọng” (Thi thiên 18: 35).
Chúng ta nên bày tỏ tâm tình gì đối với những người khác?
“Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài dạy dỗ, nhịn nhục” (II Ti-mô-thê 2:24).
Sự nhân từ của Đức Chúa Trời đem đến gì?
“Hay là ngươi khinh dể sự dư dật của lòng nhơn từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài, mà không nhận biết lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao?” (Rô-ma 2:4).
Chúng ta nên đối xử thế nào đối với những người tệ bạc?
“Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng. Vậy nếu kẻ thù mình có đói, hãy cho ăn; có khát, hãy cho uống; vì làm như vậy, khác nào mình lấy những than lửa đỏ mà chất trên đầu người” (Rô-ma 12:19, 20).
Đức tin xác định thế nào địa vị của chúng ta với Đức Chúa Trời?
“Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài ” (Hê-bơ-rơ 11:6).
Mềm Mại Và Tiết Độ
Đức Chúa Trời coi thế nào tâm thần dịu dàng im lặng?
“Nhưng hãy tìm kiếm sự trang sức bề trong giấu ở trong lòng, tức là sự tinh sạch chẳng hư nát của tâm thần dịu dàng im lặng, ấy là quí giá trước mặt Đức Chúa Trời” (I Phi-e-rơ 3:4).
Trong sự phát triển và kinh nghiệm của chúng ta, điều gì được thêm vào đức tin, sự can đảm, và kiến thức?
“Thêm cho đức tin mình sự nhơn đức, thêm cho nhơn đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ” (II Phi-e-rơ 1:5, 6).
Người biết cai trị lòng mình được coi thế nào?
“Người chậm nóng giận thắng hơn người dõng sĩ; và ai cai trị lòng mình thắng hơn kẻ chiếm lấy thành” (Châm ngôn 16:32).
Từ Sự Đoán Phạt Đến Sự Bình An
Luật pháp coi những đức tính này thế nào?
“Không có luật pháp nào cấm các sự đó” (Ga-la-ti 5:23).
Cơ Đốc nhân được khuyên có sự hiệp một nào?
“Dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh” (Ê-phê-sô 4:3).