Một người Pháp, Charles Darney, bị kết án tử hình bằng máy chém. Sidney Carton đứng ra thay thế cho bạn. Ông quyết định cứu bạn bằng cách phó sự sống của mình. Đêm trước khi chết, Ông Carton xin phép vào thăm bạn trong ngục và lập kế thay đổi quần áo với Charlcs Damey để ngày sau bước ra sân tù chết thế cho tội nhân. Khi Ông Carton bước từng bước lên đoạn đầu dài, hai bàn tay cột sau lưng, nhìn vào thế gian một lần chót, ông nghĩ đến những lời của Đấng Cứu Thế: “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình” (Giăng 15: 13).
Hậu Quả Của Tội Lỗi
Đức Chúa Giê—su cũng chết thế cho bạn hữu mình, đó là chúng ta. Từ tạo thiên lập địa Sa—tan nêu lên rằng luật pháp của Đức Chúa Trời không thể vâng lời được. Nó chứng minh rằng tổ tiên loài người cũng giữ không được, và nó thì thầm với loài người rằng Đức Chúa Trời tạo ra tội lỗi, đau khổ, và sự chết. Nhưng Kinh Thánh cho chúng ta biết, “Vì tiền công [hậu quả] của tội lỗi là sự chết” (Rô- ma 6:23), và tội lỗi tức là vi phạm luật pháp (1 Giăng 3z4). Nếu luật pháp có thể hủy bỏ được thì Ngài đâu có phải chết.
Nhiều người ngày nay cho rằng sự chết của Đức Chúa Trời là để dẹp trừ luật pháp. Họ nói trái với lời Chúa, “Các người đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn” (Ma-thi-ơ 5:17). Đức Chúa Giê-su nói, “Vì ta nói thật cùng người, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn” (Ma-thi—ơ 5: 18).
Trên Thanh Gỗ
Ngài đến thế gian chỉ có một mục đích là để hoàn thành chương trình cứu rỗi. “Vì Đức Chúa Trời thương yêu thế gian đã ban con một của Ngài” để chết cho nhân loại. Trưa thứ Sáu hôm đó, nhìn trên cây thập tự thì người ta thấy những lằn roi đỏ xé rách thân Ngài. Hai bàn tay xưa kia dùng chữa bệnh và chúc phước, nay bị đóng chặt vào thanh gỗ. Hai bàn chân ngày đêm đi hao mòn cứu giúp nhân thế, nay đinh sắt nhọn đâm thấu vào đến cây. Trên đầu vinh quang của Ngài, nay bị ghim bởi vòng mão triều bằng gai. Những giọt máu nhiễu dài từ trán xuống mình đến tay tới chân, đẫm đồi Gô-gô—tha. Môi Ngài run run nín lặng khi dân chúng chửi bới. Ngài chịu đựng tất cả.
Trong khi tia sáng chiếu rực cả bầu trời giữa ban ngày, đột nhiên ánh sáng biến mất. Sự tối tăm liền che phủ thập tự giá. Cả vũ trụ không muốn nhìn thấy cảnh khốn cùng của Con Đức Chúa Trời. Mặt trời không chiếu vào cảnh khủng khiếp. Thiên sứ không thể chịu đựng khi thấy thân thể Đức Chúa Giê-su tan rã. Cả tội lỗi thế gian nặng trĩu trên vai Ngài. Trong những giây phút cô quạnh, Ngài không tìm thấy sự hào quang của Thiên Phụ, làm con tim Ngài thấu đau mà chúng ta hoàn toàn không thể hiểu được. Gánh nặng nề nầy quá lớn nên Ngài không còn cảm giác sự đau đớn thể xác nữa.
Cả bầu trời u ám giữa ban ngày, không có tiếng động nào, Đức Chúa Giê-su bèn kêu lớn rằng, “Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha” (Lu—ca 23:46). Vừa khi Ngàỉ dứt lời thì tắt hơi, gục đầu xuống ngực và chết. Ngài đã uống chén sự chết, đáng lẽ chén đó thuộc về chúng ta.
Ngài Chết Cho Chúng Ta
Khi Đức Chúa Giê-su bị đặt giữa hai tên cướp đầy tội lỗi và chết cho họ, cũng thế thập tự giá đặt giữa thế gian đầy tội lỗi để chết cho chúng ta. Sự chết của Ngài là vô giá để trả cho loài người sa ngã.
Sự thống khổ nói lên một ý nghĩa cho mỗi chúng ta, đó là Con của Đức Chúa Trời gánh tất cả tội lỗi nhân thế. “Người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê—hô— va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Ê-sai 53:5, 6). Vì chúng ta mà Ngài trả giá sự chết cho loài người để mở cánh cửa thiên đàng hy vọng. Đây là tình yêu thương tuyệt đỉnh.
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Trích từ báo TNHV tháng 4/1999