Một thanh niên nọ biết rằng cha mẹ mình là chamẹ nuôi. Sau đó anh lặn lội đi tìm cha mẹ ruộtcủa mình, dù đoạn đường khó khăn đến đâu.
Có khi nào cháng ta trách con mình đã quên nước, quên nhà, quên nguồn, quên gốc? Riêng chúng ta có quên không? Chúng ta hỏi rằng: Dòng nước bắt nguồn từ đâu chảy ra? Mưa từ đâu rơi xuống? Ánh sáng từ đâu mà có? Chúng ta có thể trả lời: sông Cửu Long bắt nguồn ở Tây Tạng, mưa từ trên trời rơi xuống, ánh sáng từ mặt trời phát ra. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: Loài người từ đâu mà có?
– Bạn có thể trả lời: Từ cha mẹ. Nhưng cha mẹ từ đâu mà ra? Từ ông bà. Rồi ông bà từ đâu đến? Ðó là nguồn gốc của loài người.
Em bé chào đời thốt lên hai tiếng: Ba Ba. Má Má. Lúc con người gặp hoạn nạn thì kêu Trời, gặp thử thách thì kêu Chúa. Ðó chứng tỏ rằng trong đáy lòng loài người đã biết đến Ðấng Chí Cao. Ca Dao Việt Nam nhắc nhở chúng ta:
Con người có bố có ông,
Như cây có cội như sông có nguồn.
Nhà văn Richard Wurmbrand sinh trưởng tại Lỗ-ma-ni chứng minh rằng: “Có ai ăn cơm mà dám nghĩ cơm tự nhiên mà chín không cần người nấu? Thiên nhiên là một bàn tiệc lớn… Ai là người nấu bàn tiệc thiên nhiên này?- Ðó là Ðấng Tạo Hóa, đó là Thượng Ðế.”
Ðã có bao nhiêu tác phẩm nói về nguồn gốc của loài người. Nhưng chỉ có Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng: Thượng Ðế là Ðấng Tạo Hóa dựng nên cả vũ trụ, trong đó có loài người (Sáng thế Ký 1:26). Như vậy Ðấng Tạo Hóa là cội nguồn của loài người.
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh