Tổ chức World Health Organization (WHO) cảnh báo rằng sự dùng rượu đang trên đà phát triển, và mỗi năm rượu giết khoảng 3.3 triệu người trên toàn thế giới, hơn cả bệnh AIDS, bệnh lao, và bạo động.
Rượu gây ra một trong 20 tử vong trên toàn thế giới mỗi năm, gồm cả việc lái xe say rượu, và một số các bệnh tật khác. Shekhar Saxena, giám đốc tổ chức WHO, nói với phóng viên ở Geneva, “Điều này có nghĩa là rượu gây tử vong cho một người mỗi 10 giây đồng hồ.”
Theo báo cáo của WHO, rượu gây ra khoảng 3.3 triệu người chết năm 2012, tương đương với 5.9% số người chết trên toàn thế giới (7.6 % cho đàn ông và 4.0% cho đàn bà). Để so sánh, cuộc nghiên cứu cho thấy bệnh HIV/ AIDS chịu trách nhiệm cho 2. 8 tử vong, bệnh lao 1. 7% và bạo động 0. 9%. Theo truyền thống, ở các nước như Trung hoa và Ấn độ, số người uống rượu ít, nhưng ngày nay con số này tăng lên vì số người giàu cũng tăng thêm.
Oieg Chestnov, thuộc đơn vị Những Bệnh không Truyền nhiễm và Bệnh Tâm thần của WHO nói, “Chúng ta cần làm nhiều hơn để bảo vệ công chúng khỏi những hậu quả tiêu cực của sự uống rượu.” Sự uống rượu liên quan tới hơn 200 tình trạng sức khỏe, gồm cả bệnh xơ gan và một số ung thư khác. Những người uống rượu cũng dễ bị các thứ bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, HIV, và sưng phổi. Trong số những người chết vì uống rượu thì một phần ba tiên quan tới bệnh tim và tiểu đường. Những tai nạn do tài xế say rượu gây ra, như đụng xe, thì rượu là kẻ sát nhân đứng hàng thứ hai, khoảng 17.1%.
Trong khi ở các nước giàu có nhất, đặc biệt là ở Mỹ và Âu châu, có nhiều người uống rượu hơn là ở các nước nghèo. Ngày nay, ớ Trung hoa và Ấn độ, số người uống rượu tăng lên vì người ta làm được tiền nhiều hơn. Nhưng Đông Âu và Nga là hai nơi người ta uống nhiều nhất. Theo thống kê năm 2010, thì đàn ông Nga uống trung bình 32 lít rượu nguyên chất mỗi năm, theo sau là các nước Âu châu, Gia—nã-đại, Mỹ, Úc và Nam Phi. Trung bình trên toàn thế giới, mỗi người trên 15 tuổi uống khoảng 6.2 — 17 lít rượu mỗi năm. Gần một nửa số người lớn trên thế giới không bao giờ uống rượu. Đàn bà ở các nước nghèo thường không uống rượu, và trong khi vì niềm tin tôn giáo và phong tục xã hội, nhiều người ở các quốc gia Hồi giáo cũng không uống rượu.
Tài liệu theo Nina Larsan, 12 tháng 5, 2014,
http://news. yalmu. com/alcnhoI—kilIs-nne -person—every-10-secunds-wơrldwide-131403384.html