“Khi Chiên Con mở ấn thứ nhì, . . . liền có một con ngựa khác sắc hồng hiện ra. Kẻ ngồi trên ngựa được quyền cất lấy cuộc hòa bình khỏi thế gian, hầu cho người ta giết lẫn nhau; Và có kẻ ban cho người một thanh gươm lớn” (Câu 3, 4).
Ghi chú: Màu trắng của con ngựa thứ nhất chỉ về sự tinh khiết của Phúc Âm mà người ngồi trên ngựa rao truyền, vậy màu của con ngựa thứ hai cho thấy sự bại hoại đã bắt đầu len lỏi vào hội thánh khi biểu hiệu này được áp dụng. Điều đó đúng vì tình trạng này đã theo sau hội thánh các sứ đồ. Về thế kỷ thứ hai, James Wharey nói, “Cơ Đốc giáo đã bắt đầu mặc áo ngoại giáo. Những hạt giống của hầu hết các sự sai lầm mà sau này hoàn toàn tràn ngập hội thánh, làm hoen ố nét đẹp và lu mờ sự vinh quang của hội thánh, đã bắt đầu mọc rễ.” — Sketches of Church History (1840 ed.), tr. 39.
“Giáo hội Công giáo vĩ đại chỉ hơn Đế quốc La Mã chịu phép báp—têm một chút. . . . La Mã được biến đổi cũng như hoán cải. . . . Cơ Đốc giáo không thể lớn lên qua nền văn minh của La Mã và ngoại giáo, tuy nhiên, bị pha màu và ảnh hưởng bởi những nghi thức, lễ hội, và nghi lễ của chế độ đa thần. Cơ Đốc giáo không những chinh phục La Mã, nhưng La Mã đã chính phục Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, không có gì ngạc nhiên để thấy rằng từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ tư, giáo hội đã trải qua nhiều sự thay đổi.” —A. C. Flick, The Rise of the Mediaeval Church (Putnam’s 1909 ed.),tr. 148,149.