So sánh cái sừng nhỏ với mười sừng của con thú thứ tư trong Đa-ni-ên 7?
“Có một vua dấy lên sau, khác với các vua trước, và người đánh đổ ba vua” (Đa-ni-ên 7:24).
Ghi chú: “Hệ thống Giáo hoàng, dấy lên trên sự sụp đổ của Đế quốc La Mã, khác với quyền lực La Mã, vì là một hệ thống tôn giáo. Đây là sự kết hợp giữa tôn giáo và chính trị, và tôn giáo đóng vai trò lãnh đạo. . .”–Carl Conrad Eckhardt, The Papacy and World-Affairs (Chicago: University of Chicago Press, 1937), tr. 1. “Chính Giáo hoàng ra lệnh và các vua phải tuân theo.”–Joseph Turmel, The Latin Church in the Middle Ages (New York: Charles Scribner’s Sons, 1915) preface, p. vi.
Giáo Hoàng Và Đức Chúa Trời
Giáo hoàng, tượng trưng bằng cái sừng nhỏ, có thái độ đối địch nào cùng Đức Chúa Trời?
“Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Đấng Rất Cao (Đa-ni-ên 7:25).
Phao-lô, nói về con người tội ác, đã miêu tả cùng một quyền lực ấy thế nào?
“Tức là kẻ đối địch, tôn mình lên trên mọi sự mà người ta xưng là Đức Chúa Trời hoặc người ta thờ lạy, rất đỗi ngồi trong đền Đức Chúa Trời, chính mình tự xưng là Đức Chúa Trời” (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:4).
Ghi chú: “Giáo hoàng, thay mặt cho Đấng Christ, không những là Thầy tế lễ đời đời, mà còn là Vua của các vua và Chúa của các chúa” Leonard W. Bacon, An Inside View of the Vatican Council, tr. 229. “Giáo hoàng được đội mão triều ba tầng, nghĩa là làm vua thiên đàng, dưới đất, và miền thấp dưới đất (infermorum)”–Lucius Ferraris, Prompta Bibliotheca, “Papa” (the Pope), art. 2 (1772-77 ed., quyển 6, tr. 26).
Giáo Hoàng Và Dân Sự Đức Chúa Trời
Cái sừng nhỏ đã đối xử với dân sự Đức Chúa Trời thế nào?
“Làm hao mòn các thánh của Đấng Rất Cao (Đa-ni-ên 7:25).
Ghi chú: “Sự thiết lập các tòa án đạo, những mưu mô độc ác để dập tắt nhóm Waldenses, sự tử vì đạo của người Lollards, chiến tranh tàn ác để hủy diệt người Bohemians, sự đốt trên giàn hỏa Huss and Jerome, v. v. . .” –T. R. Birks, The Four Prophetic Empires, and the Kingdom of Messiah (1845 ed.). tr. 248, 249 . “Giáo hội La Mã đã làm nhiều đổ máu vô tội hơn bất cứ tổ chức nào khác của loài người.”–W. H. E. Lecky, History of the Rise and Influence of the Spirit of Rationalism in Europe, (1910 ed.), quyển 2, tr. 32.