Chúng ta sống trong thế gian tội lỗi. Tội lỗi ngăn cách nhân loại với Đấng Sáng Tạo và cũng ngăn cách các quốc gia, các vương quốc, các bộ lạc, cộng đồng, và gia đình với nhau.
Sau sự sa ngã của Ê-đen, những rắc rối trong gia đình bắt đầu. A-đam đã thưa với Chúa, “Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi và cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi” (Sáng thế Ký 3:12). Khiển trách lẫn nhau đó là cá tính điển hình xảy ra phần lớn trong các gia đình ngày nay, một tính thừa hưởng của tổ phụ chúng ta. Nan đề của các gia đình hiện tại là sự phân rẽ giữa vợ chồng, con cái, giữa cha mẹ. Con số gia đình ly dị, không hạnh phúc tiếp tục gia tăng.
Chỉ ở tại Hoa Kỳ thôi. Mỗi chu kỳ 24 giờ là có 3,533 trẻ em không có cha, hơn 2,500 trẻ em của những cặp vợ chồng ly dị. Vì vậy, hằng ngày có hơn 6,000 trẻ em thuộc loại gia đình gẫy đổ, sự tương quan tan vỡ, rạn nứt.
Làm thế nào để chúng ta củng cố lại gia đình? “Middletown, USA”, một dự án nghiên cứu về xã hội, đã gom những tài liệu khoảng sáu thập niên của thế kỷ 20 và khám phá rằng ảnh hưởng giá trị trùng hợp giữa niềm tin vững mạnh với một gia đình vững vàng.
Một dự án nghiên cứu giữa thanh niên, tiết lộ rằng, “khi gia đình thường xuyên tham gia tổ chức lễ bái và tham gia các sinh hoạt giúp người khác, trẻ em và thanh niên sẽ biểu lộ đức tin đi đến chỗ trưởng thành và sẽ trung tín với tôn giáo mình theo.”
Chúng ta biết rằng đọc Kinh Thánh để làm vững mạnh hội thánh. Chúng ta càng đọc và tiếp thu lời Chúa bao nhiêu, gia đình chúng ta mạnh mẽ bấy nhiêu.
Thế giới được tạo thành bởi lời Chúa và Ngài tạo ra loài người theo hình ảnh Ngài (Sáng thế Ký 1:26, 27). Là tạo vật của Đức Chúa Trời, sự sống còn của chúng ta tùy thuộc sự trung tín vào Ngôi Lời. Tác giả Thi thiên đã bày tỏ, “Nếu Đức Giê-hô-va không cất nhà, thì những thợ xây cất làm uổng công” (Thi thiên 127:1).
Chồng và vợ đều là vật thọ tạo và có giá trị như nhau, một gia đình có tình yêu thượng giới và hạnh phúc có thể có kinh nghiệm xây dựng ngay khi ở thế gian. Đức Chúa Trời muốn chúng ta hiểu rằng khi chúng ta lập gia đình, chúng ta có một giao ước giữa vợ chồng sống bên nhau mãi mãi.
Lời Chúa cũng giải nghĩa sự liên hệ hôn nhân có thể được củng cố: chỉ nên lập gia đình với một người đồng đức tin (II Cô-rinh-tô 6:14, 16), mọi người phải kính trọng sự hôn nhân (Hê-bơ-rơ 13:4), bày tỏ tình yêu và sự biết ơn lẫn nhau (Nhã ca 7:1-9).
Một tín hữu giữ lời Chúa lâu chừng nào, gia đình sẽ được vững mạnh lâu chừng đó. Không phạm tội tà dâm, đa thê hoặc có ý nghĩ xấu xa (Ma-thi-ơ 5:27, 28), không đi sai kế hoạch của Chúa dành cho gia đình. Gia đình đã kết hợp với Đức Chúa Giê-su sẽ có kinh nghiệm về sự hiện hữu của Ngài, và khi họ tuân giữ điều răn, gia đình sẽ được ổn định.
Tình yêu trong gia đình
Lời Chúa nhấn mạnh đến nhu cầu chúng ta có một tình yêu chân thật thể hiện trong đời sống. Đức Chúa Giê-su đã bày tỏ tình yêu đối với Đức Chúa Trời và với nhân loại coi như những điều răn lớn hơn hết. Thật ra lời Chúa bày tỏ cho chúng ta nhiều hơn trong Giăng 13:35, “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta.” Thế gian sẽ biết gia đình của chúng ta là môn đồ Đấng Cơ Đốc nếu được nhìn thấy những thành viên trong đó yêu mến lẫn nhau.
Tình yêu vững mạnh trong gia đình giúp chúng ta khỏe mạnh. Bác sĩ David C. McClelland tổ chức hàng loạt khóa nghiên cứu chỉ rằng năng lực ảnh hưởng đến sự miễn nhiễm thế nào.
Một nhóm sinh viên thiện nguyện được mời coi một cuốn phim diễn tả việc làm đầy tình yêu thương của Mother Teresa đối với những bệnh nhân và những kẻ sắp chết ở những nơi như ổ chuột thuộc Calcutta, cuốn băng phác họa một hình ảnh tích cực chăm sóc đầy xúc động. Một nhóm khác được mời coi tài liệu về Đệ Nhị Thế Chiến diễn tả một cảm xúc giận dữ. Kết quả nhóm sinh viên xem phim Mother Teresa, kháng thể ở tuyến nước bọt tăng lên, kháng thể chống lại vi khuẩn. Còn nhóm sinh viên kia không có gì thay đổi.
Bác sĩ Sheldon Cohen và cộng tác viên của ông nghiên cứu về sự ràng buộc đời sống xã hội (yêu mến lẫn nhau) có thể giúp bảo vệ thân thể chống lại bệnh truyền nhiễm.
Một nhóm tự nguyện có sức khỏe, tuổi từ 18-55, được nhỏ thuốc mũi có vi khuẩn gây bệnh cảm cúm. Những người này ở vào 12 loại liên hệ khác nhau (vợ chồng, cha mẹ, cha mẹ vợ, con cái, hàng xóm, bạn bè, công nhân, sinh viên, làm việc từ thiện, làm việc cộng đồng, tôn giáo). Công cuộc nghiên cứu cho biết rằng những người hỗ trợ công việc xã hội cho nhiều loại người sẽ gia tăng chất đề kháng chống cảm cúm.
Một sự hỗ trợ yêu thương tích cực có thể giúp cá nhân, gia đình thêm khỏe mạnh.
Lời Chúa phán cho mỗi chúng ta—vợ chồng, con cái—phải có trách nhiệm về điều mình làm (II Cô-rinh-tô 5:10). Nếu mỗi cá nhân biết và nhận trách nhiệm của mình theo lời Chúa dạy, gia đình sẽ được củng cố.
Sự dạy dỗ được soi dẫn. Tuy nhiên có một vài thành viên trong gia đình chỉ muốn hưởng những đặc quyền mà không chịu nhận lãnh trách nhiệm. Kết quả, một hay nhiều thành viên cảm thấy mình bị lợi dụng.
Đối với cha mẹ, lời Chúa dạy rằng, “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi nó” (Châm ngôn 22:6). Kinh Thánh còn khuyên cha mẹ tránh đối xử với con cái bằng cách làm chúng nản lòng (Cô-lô-se 3:21).
Đối với con cái, lời Chúa dạy, “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho” (Xuất Ê-díp-tô 20:12) và “Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa vì điều đó là phải lắm” (Ê-phê-sô 6:1).
Đối với người chồng, lời Chúa bày tỏ, “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu hội thánh, phó chính mình vì hội thánh” (Ê-phê-sô 5:25); và đối với vợ, “Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng như vâng phục Chúa. Vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu hội thánh, hội thánh là thân thể Ngài” (Ê-phê-sô 5:22, 23).
Kết quả của sự làm theo lời Chúa là: con cái tôn kính và vâng lời cha mẹ; cha mẹ thương, dạy dỗ và khích lệ con cái; vợ chồng yêu nhau và trung thành với nhau. Gia đình dùng thì giờ đọc lời Chúa sẽ nhận thấy sự liên hệ giữa họ mạnh mẽ hơn và sức khỏe dồi dào hơn.
Tuần báo Redbook đã hỏi 730 cố vấn hôn nhân liệt kê những nan đề đã gây chia rẽ vợ chồng. Bảng liệt kê như sau: (1) gẫy đổ sự liên hệ, (2) mất đi sự chú ý và chia xẻ, (3) xung khắc chăn gối, (4) không trung thành, (5) sự thích thú và hào hứng không còn nữa, (6) tiền bạc, (7) xung đột với con cái, (8) rượu và ma túy, (9) quyền hạn của phụ nữ, (10) luật lệ.
Đức Chúa Trời và tình yêu của Ngài đã ban cho chúng ta, qua lời Ngài, những hướng dẫn đặc biệt, đơn giản dạy chúng ta về sự tương giao trong gia đình:
Biết lắng nghe: “Người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói chậm giận” (Gia-cơ 1:19).
Thận trọng trong lời nói: “Sống, chết bởi nơi quyền của lưỡi” (Châm ngôn 18:21).
Lời nói vui vẻ, êm dịu: “Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận; còn lời xẳng xớm trêu thạnh nộ thêm” (Châm ngôn 15:1).
Hãy nói thật: “Như vậy mỗi người trong anh em phải chừa sự nói dối, hãy nói thật với kẻ lân cận mình, vì chúng ta làm chi thể cho nhau” (Ê-phê-sô 4:25).
Giải quyết xung đột: “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn” (Ê-phê-sô 4:26).
Tránh rầy la hoặc nói nhiều: “Hễ lắm lời vi phạm nào có thiếu; nhưng ai cầm giữ miệng mình là khôn ngoan” (Châm ngôn 10:19).
Khuyến khích lẫn nhau: “Nhưng hàng ngày anh em hãy khuyên bảo lẫn nhau” (Hê-bơ-rơ 3:13).
Thật là lý thú, từ thuở xa xưa cho đến khi bác sĩ Robert Ader xác định về trạng thái tinh thần, lời Chúa đã bày tỏ trong Châm ngôn 16:24, “Lời lành giống như tàng ong, ngon ngọt cho tâm hồn, và khỏe mạnh cho xương cốt.”
Hai bác sĩ khác cũng nghiên cứu hậu quả của những lời nói không vui tác động đến hệ thống kháng thể. Thí dụ: Có hai vợ chồng sống với nhau 42 năm thường xuyên gây lộn với nhau đã làm hệ thống kháng thể yếu hẳn đi.
Những cặp vợ chồng nào tập trung vào sự phản đối, chống nghịch có huyết áp gia tăng cao hơn.
Thật may mắn thay, chúng ta có lời Chúa khuyên bảo, khích lệ chúng ta hằng ngày. Không những làm hòa thuận sự liên hệ gia đình mà còn ảnh hưởng sâu đậm đến sức khỏe chúng ta.
Từ xưa, chúng ta nghe những tường thuật về bạo lực trong gia đình. Trong một vài quốc gia, bạo lực trong gia đình là nguyên nhân chính cho sự khủng hoảng về sức khỏe. Tại Hoa Kỳ, 38% con gái và 17.3% con trai có kinh nghiệm về bạo dâm nhất là ở tuổi 18. Phái nam tấn công hung bạo tạo nên một sự nguy hiểm về sức khỏe cho phái nữ tại xứ này, nơi có khoảng 3 đến 4 triệu đàn bà bị chồng hành hung mỗi năm.
Thêm vào đó, những lạm dụng về ma túy, sự phạm pháp của thanh niên tiếp tục gia tăng. Hội nghiên cứu sức khỏe về thanh niên tiết lộ rằng dòng giống, chủng tộc, thành phần gia đình, tình trạng nghèo khổ, thanh niên được liên lạc với cha mẹ, với gia đình , với trường học để tránh khỏi những hành động liều mạng như tình dục, bạo lực, đau khổ tình cảm, tự tử, sử dụng ma túy.
Lời Chúa phán dạy chúng ta về sự tương giao với gia đình từ xa xưa trước khi có những nghiên cứu này. Là dân sự của Chúa, chúng ta biết rằng chúng ta cần có sự yêu thương lẫn nhau (II Ti-mô-thê 3:2), làm đầy tớ lẫn nhau (Ga-la-ti 5:13), yêu thương mà chìu nhau (Ê-phê-sô 4:2), ở với nhau cách nhân từ (Ê-phê-sô 4:32), làm gương sáng cho nhau (Rô-ma 14:19), khuyên bảo lẫn nhau (Rô-ma 15:14), đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ cho nhau (Ê-phê-sô 4:32), yên ủi nhau (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:18), tiếp đãi nhau (I Phi-e-rơ 4:9) cầu nguyện cho nhau (Gia-cơ 5:16).
Những “mệnh lệnh lẫn nhau” này giúp chúng ta kết hợp người này với người kia và củng cố sự liên hệ gia đình để bảo vệ con cái chúng ta thoát khỏi những hành động liều lĩnh.
Kathleen Kuntaraf
Chuyển ngữ: Trần Minh Loan