“Không nói đến điều gì giống như sự tiến bộ càng ngày càng tăng của thế giới, trái lại, Đức Chúa Giê-su thấy trước sự kết thúc của thế gian, với những điều ác càng ngày càng trầm trọng sẽ là dấu hiệu loan báo sự trở lại của Đấng Christ. Và đây là mục tiêu thật của niềm hy vọng của Cơ Đốc nhân được nói đến trong tất cả các trang của Tân Ước và sách Khải huyền miêu tả trong một bức tranh hoành tráng.” – Dịch từ Henri D’Espine, một giáo sư Tin lành ở Geneva, viết trong Gazette de Lausanne, 18 tháng 2, 1944, tr. 3.
Sứ đồ Phao-lô đã miêu tả những ngày cuối cùng thế nào?
“Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn” (2 Ti-mô-thê 3:1). “Nhưng những người hung ác, kẻ giả mạo thì càng chìm đắm luôn trong điều dữ, làm lầm lạc kẻ khác mà cũng lầm lạc chính mình nữa” (câu 13).
Ghi Chú – Bình luận về việc phát minh ra bom nguyên tử, E.A. Hooton, nhà nhân chủng học của trường Đại học Harvard, nói, “Hành vi của con người ngày nay ở trình độ quá thấp đến nỗi người ta có nhiều khả năng dùng các lực lượng vô giới hạn của thiên nhiên để hủy diệt hơn là để xây dựng… Các đồ dùng và máy móc càng ngày càng trở nên tốt hơn, và con người càng ngày càng xấu hơn.” – Công văn UP trong the Washington Times-Herald, 10 tháng 8, 1945.
“Con người hiện đại – sản phẩm cuối cùng của tất cả các ảnh hưởng nhân bản hóa của sáu mươi thế kỷ” – thấy trong kính “hình ảnh, chứ không phải một người phát triển một cách tốt đẹp và khoan dung theo thời gian, của một người có những cảm xúc thô sơ nằm ngay dưới bề mặt, dễ dàng loại bỏ các nguyên tắc ban hành trên núi Si-nai và Areopagus [tòa án cao nhất thành Athens – cổ Hy lạp] bất cứ khi nào các nguyên tắc này cản đường họ. Sự miêu tả của J. A. Hob- son về con người thế kỷ thứ 20 khi thoáng nhìn thì thấy quá chính xác: ‘một người Polynesia khỏa thân đi diễn hành, đầu đội mũ và chân đi giày.’” – Raymond B. Fosdick,
The New York Times Magazine, 30 tháng 12, 1945, tr. 27.