Sức Khỏe

Giấc Ngủ

Mọi sinh vật đều ngủ; ngay những cỏ cây cũng không thoát được cái định luật ấy. Ta cần ngủ ước chừng 8 giờ mỗi ngày; những trẻ em và người già cả cần ngủ nhiều hơn người trai tráng, người bệnh cần nhiều hơn người khỏe mạnh. Sự phát triển phần nhiều trong giấy ngủ. Mất ngủ trong hai tuần có thể làm mất lý trí.

Chỉ khi nào cần ngủ thì giấc ngủ mới bổ ích. Khi người ta lao lực chân tay hoặc trí óc thì giấc ngủ lại càng tối cần thiết. Những trẻ em, và nhất là người già hoặc người bệnh nên đi ngủ sớm và ngủ cho đầy đủ.

Ta nên dậy sớm nhưng cố gắn tránh đồng hồ reo và ban đêm không nên xem giờ; phương pháp thứ nhất làm tiêu hao sức khỏe; phương pháp thứ hai làm ta mất ngủ. Ta nên có thói quen đi nằm nghỉ đúng giờ và ngủ mãi đến lúc ta thức dậy tự nhiên. Không có gì thay thế được giấc ngủ tự nhiên; thuốc an thần, thôi miên và chất ma túy đều có hại.

Khác hẳn với trẻ em, một giấc ngủ ly bì sau bữa cơm rất hại, vì làm chậm sự tiêu hóa trong bao tử. Kéo dài một giấc thiu thỉu sau bữa ăn không được tự nhiên vì đó là triệu chứng một trạng thái tự trúng độc do thức ăn lên men trong thực quản gây nên.

Muốn ngủ ngon, đầu phải mát, chân phải ấm, bao tử và ruột phải trống rỗng lúc đi nằm. Nằm phải ngay thẳng, khoan khoái, đầu đừng gối quá cao và không nên có gì vướng ở cổ. Không nên dùng mền nặng. Tốt hơn hết là dùng mền len nhẹ.

Nên phơi mền chiếu hằng ngày và để ra phơi thoáng khí, tốt nhất la phơi nơi có luồng gió và nhiều ánh nắng mặt trời.

Phòng ngủ phải đêm ngày thoáng khí. Nếu sợ cảm lạnh, nên dùng nhiều mền, đắp kín vai, còn hơn là đóng kín cửa để thiếu không khí trong lành.

Trích trong “Bí Quyết của Sức Khỏe” của Bác Sĩ P.A. De Forest in lần thứ nhất Nhà Xuất bản Thời Triệu, Phú Nhuận Sài Gòn

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button