Các nhà vật lý học cho rằng tất cả các động lực trong vũ trụ tạo thành bởi bốn động lực cơ bản: trọng lực, hiệu tượng điện từ, động lực nguyên tử yếu, và động lực nguyên tử mạnh. Họ hy vọng một ngày nào đó có thể giải nghĩa thế nào bốn động lực nầy là những phần khác nhau của một động lực lớn trong vũ trụ.
Có thể họ sẽ tìm ra lý thuyết nầy. Có thể họ sẽ không tìm ra. Nhưng nếu họ tìm ra, họ sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra điều ấy là gì. Một động lực để giải nghĩa vũ trụ là: tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Trong chương trình cứu rỗi của Thiên đàng, Đức Chúa Giê-su phải chết trên thập tự giá vì tội lỗi của thế gian sa ngã, vong ân. “Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân đức nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó” (II Ti-mô-thê 3:2-5).
Đức Chúa Giê-su đã chứng tỏ rằng quyền lực lớn nhất trong vũ trụ là tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16). Sự ban cho của Đức Chúa Cha qua sự hy sinh của Đức Chúa Con chứng tỏ tình yêu thương vĩ đại, huyền nhiệm mà trí óc loài người không thể thấu hiểu được. Chính sứ đồ Phao-lô, khi nói về cái chết của Đức Chúa Giê-su, đã nhìn nhận sự hiểu biết hữu hạn của mình. “Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Giê-su Christ bị đóng đinh trên cây thập tự. . . Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan. . . hầu cho anh em chớ lập đức tin mình trên sự khôn ngoan loài người, bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời” (I Cô-rinh-tô 2:2-4).
Để được cứu rỗi, con người xác thịt cần huyết của Đấng Cứu Thế để rửa sạch tội lỗi mình và được thông công cùng Đức Chúa Trời. “Bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng. . . Đức Chúa Trời” (Cô-lô-se 1:20).
“Qua thập tự giá chúng ta hiểu được rằng Đức Chúa Cha trên trời yêu thương chúng ta với tình thương vô biên và vĩnh cửu. Ngài khiến chúng ta đến cùng Ngài hơn cả người mẹ thông cảm cùng đứa con lạc loài. Chúng ta có hoan hỉ như Phao-lô không? ‘Còn như tôi, tôi chẳng khoe mình trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Giê-su chúng ta.’ Đó là đặc ân đối với chúng ta, được dâng mình trọn vẹn cho Ngài vì Ngài đã hy sinh cho chúng ta. Tình yêu thương sẽ chiếu sáng từ diện mạo của Ngài đến khuôn mặt chúng ta, chúng ta sẽ từ đó phản chiếu ánh sáng ấy đến với những ai còn trong tăm tối.”— Review & Herald, April 29, 1902.
Đào Thanh Khiết
0 212 2 minutes read