Một trong những bài thánh ca mà tôi yêu mến, từ khi còn nhỏ, và mỗi khi hát bài thánh ca nầy, tôi lại nghĩ đến cuộc đời truyền giáo của Ba Má tôi. Và tôi nghĩ cũng là cuộc đời truyền giáo của nhiều mục sư, truyền đạo khác nữa. Tuy nhiên bài hát nầy không chỉ để dành cho những người chọn chức nghiệp truyền giáo không thôi, mà còn là cho mỗi một người tín đồ theo Chúa.
Dầu đường lắm khó khăn tôi không nao
Lòng càng quyết bước theo chân Ngài
Dầu ngàn khốn đốn luôn luôn dọa nạt
Tôi một lòng chạy theo không thôi.
Nguyền đi mãi với Giê-su Cứu Chúa
Ngài tuôn huyết cứu linh hồn tôi
Người đời dẫu có khinh khi cười đùa,
Tôi một lòng chạy theo không thôi
Cuộc đời con người, có đạo, tin Chúa hay không có đạo, ai cũng có lúc thịnh, lúc suy. Nhưng cách mỗi người đối diện với những lúc thịnh suy của cuộc đời sẽ mang lại những hậu quả hoặc chung cuộc khác nhau. Là tín đồ, chúng ta may mắn có được niềm tin rằng Chúa ở cùng chúng ta dầu cảnh ngộ nào, sẽ giúp chúng ta không phải trái qua những thử thách một mình, cô đơn. Nhưng làm người tín đồ, chúng ta cũng gặp nhiều thử thách với đời sống tin kinh của mình nữa. Các thử thách ấy đến với người tín đồ qua nhiều phương diện. Trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Tại trong trường học, bạn bè, những hoạt động thể thao, văn nghệ; người lớn thì nơi sở làm, việc làm, gia đình, ngay đến cả người bạn đời, v. v. . . tất cả đều có thể là những hòn đá lớn mà chúng ta phải trèo qua để tiếp tục con đường theo Chúa của mình.
Chúng ta hãy cũng nghiên cứu Kinh Thánh xem thử những cám dỗ, những trở ngại đó đến với chúng ta như thế nào. Ngay đến cả Đức Chúa Giê-su hay những đồ đệ thân cận nhất của Ngài có gặp những khó khăn trong đời sống tín giáo của họ hay không? Và họ có vấp ngã hay đứng vững vàng, hay chiến thắng được.
Sư Cám Dỗ Của Công Danh Quyền Thế Lịch sử thế giới, từ ngàn xưa, đã cho thấy những cuộc chiến dai dẳng, những hiềm khích xảy ra trên thế giới mỗi ngày, phần lớn đều có liên hệ đến tôn giáo. Tôn giáo là một khí cụ rất mạnh mẽ, mang lại ảnh hưởng xấu hoặc tốt đến xã hội và đời sống con người. Người ta đã nhân danh Thượng Đế để làm những điều tàn nhẫn, hung bạo đối với người khác; hoặc dùng danh Cơ Đốc để lạm dụng quyền hành của họ đối với người khác. Điều đó không hẳn chỉ trong thế giới của người Hồi giáo, hay trong thời kỳ các vua chúa và giáo hoàng của thời Trung Cổ, hay giữa các triều đại của các vua nhà Lê, nhà Lý của lịch sử Việt Nam, hay của các hoàng đế Trung Hoa, mà ngay cả Cơ Đốc giáo trong xã hội tân tiến như quốc gia Hoa Kỳ chúng ta đang sống đây; tôn giáo vẫn bị lạm dụng để hạ nhục, áp chế người khác Là tín đồ của Chúa, chúng ta phải thận trọng đừng để mình bị lôi kéo vào việc lạm dụng tôn giáo của mình đối với nhân quyền của người khác, nhất là khi chúng ta thuộc vào số đông.
Chúng ta rất may mắn được sống trong một quốc gia đặt nền tảng trên Cơ Đốc giáo. Đôi khi tôi tự hỏi nếu các bậc cha ông sáng lập nước Hoa Kỳ đã không phải là những người Cơ Đốc Tin Lành giáo, mà Hoa Kỳ đã là một quốc gia Công giáo (Catholics), Phật giáo, hay Hồi giáo, hoặc hoàn toàn vô thần thì Hoa Kỳ ngày hôm nay đã là một quốc gia như thế nào? Và chúng ta, những công dân, có xem tự do tín ngưỡng là quan trọng hay không.
Đức Chúa Trời đã đặt những người lãnh đạo của thế gian vào ngôi vị của họ; hoặc Ngài có thể dùng người lãnh đạo để làm việc cho Ngài. Nhưng Ngài không dùng những người dùng tôn giáo của mình để làm bàn đạp hầu đạt lấy quyền hành cá nhân.
Khi Đức Chúa Giê-su còn ở trên trần, đã nhiều lần, Chúa bị cám dỗ để trở thành một lãnh đạo chính trị của thời ấy. Chúng ta biết, khi Đức Chúa Giê—su ra đời, quốc gia Do Thái, hay là xứ Giu-đê lúc ấy đang thuộc dưới sự thống trị của đế quốc La Mã. Giu- đa là một quốc gia bị trị. Họ cũng có vua, nhưng vua họ chẳng khác chi các vua triều Nguyễn của chúng ta dưới thời Pháp thuộc. Họ có vua Hê-rốt, nhưng đồng thời họ cũng có quan toàn quyền Phi-lát. Làm dân thuộc địa, người Giu-đa khao khát một cuộc cách mạng lật đổ chính quyền thực dân La Mã và vua bù nhìn Hê—rốt. Khi Đức Chúa Giê-su khởi sự hành đạo, mỗi lần Ngài giảng, hàng ngàn người đến nghe. Sứ điệp của Ngài mang cho họ niềm hy vọng. Những lần Ngài làm phép lạ chữa bệnh và hóa bánh cho hàng ngàn người được ăn no nê, càng làm nhiều người muốn Ngài trở thành Vua của họ, họ reo hò gọi Chúa là Vua của nhà Đa—vít; và dĩ nhiên những điều đó làm các nhà lãnh đạo chính trị đương thời rất là lo âu và nghi ngờ Chúa, và muốn bắt Ngài bỏ tù.
Những đám đông người theo Chúa, và có thể cả trong vòng các môn đệ của Ngài, cũng có những người theo Chúa với niềm hy vọng ấy. Kinh Thánh nói gì về thái độ của Đức Chúa Giê-su khi Chúa thấy họ có ý ấy? Trong Giăng 6:14, 15, “Bấy giờ Đức Chúa Giê—su biết chúng có ý đến ép Ngài để tôn làm vua, Ngài bèn lui ở một mình trên núi.” Ngài lánh ra xa rời khỏi đám đông. Ngài tránh không giành quyền của thế gian nầy. Khi ma quỉ cám dỗ Đức Chúa Giê-su, nó mang Chúa lên trên núi cao và chỉ cho Ngài các nước thế gian và sự vinh hiến của các nước ấy, và nó nói với Ngài rằng, nếu Ngài sấp mình mà thờ lạy nó, thì nó sẽ cho Ngài hết thảy mọi oai quyền và vinh hiến của thế gian. Sự cám đồ ở đây không có nghĩa là nhận lãnh chức vụ trong chính quyền là sai, nhưng liệu chúng ta có vì công danh và quyền hành và chúng ta đã bỏ không còn thờ lạy Đức Chúa Trởi nữa chăng? Đức Chúa Giê-su đã không bị cám dỗ bởi lời dụ hoặc ấy và Ngài còn đuổi hắn đi khỏi mặt Ngài, và Ngài xác chứng rằng, cho dầu ở bất cứ địa vị nào, chúng ta cũng phải chỉ thờ lạy và phục vụ một mình Đức Chúa Trời mà thôi (Ma—thi-ơ 4:8-11). (Kỳ tới: Sự Cám Dỗ Của Tiền Tài)
Ngọc Liên