Nghiên Cứu Giáo Lý

Con Thú Mười Sừng, Khải huyền 13 (Phần 2)

Con thú này được miêu tả thêm thế nào?

Con thú tôi thấy đó giống như con beo; Chân nó như chân gấu, miệng như miệng sư tử” (Khải huyền 13:2).

Ghi chú: Đây là các đặc tính của ba con thú trong Đa-ni-ên 7 – sư tử, gấu, và beo, tượng trưng cho các đế quốc Ba-by-lôn, Ba Tư và Hy Lạp – và gợi ý rằng con thú này tượng trưng cho đế quốc tiêu biểu bởi con thú thứ tư của Đa-ni-ên 7, hay La Mã. Cả hai đều có mười sừng. Giống như con rồng của Khải huyền 12, nó cũng có bảy đầu; Nhưng như con rồng tiêu biểu cho La Mã, đặc biệt là thời kỳ La Mã ngoại giáo, con thú này, giống như “Cái sừng nhỏ” mọc lên giữa mười sừng của con thứ thư tư trong Đa-ni-ên 7, tượng trưng cho La Mã sau này, tức là La Mã Giáo hoàng. Hai con thú này và cái sừng nhỏ có “Cái miệng” nói những lời xấc xược; Cả hai đều tranh chiến với các thánh; Cả hai tiếp tục trong cùng một khoảng thời gian.

Theo nghĩa rộng hơn của biểu hiệu này, bản dịch Douay, hay Kinh Thánh tiếng Anh của Công giáo, trong lời ghi chú về Khải huyền 13, giải nghĩa bảy đầu của con thú này như sau: “Bảy đầu là bảy vua, đó là bảy đế quốc chính đã thi hành quyền độc đoán trên dân sự Đức Chúa Trời: Trong bảy nước này, năm nước đã sụp đổ, đó là Ai cập, A-si-ri, Canh-đê, Ba Tư, và Hy Lạp; Một còn tồn tại, là đế quốc La Mã; Cái đầu thứ bảy và lớn nhất sẽ đến, đó là Kẻ địch lại Đấng Christ và đế quốc của nó.” Đầu thứ bảy này tiêu biểu cho kẻ địch lại Đấng Christ, hay hệ thống Giáo hoàng, chắc chắn như vậy.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button