Chính dân Do Thái đã không nhìn nhận Chúa Giê-su là Đấng Mê-si, nhưng hình bóng dân Do Thái được biểu hiện qua Đức Chúa Giê-su. Khi nghiên cứu sách Ma-thi-ơ, chúng ta thấy sự trùng hợp ngạc nhiên giữa lịch sử cổ đại Do Thái và Chúa Giê-su. Sau đây là những sự trùng hợp đó:
(1) Trong Cựu Ước, một người thanh niên tên là Giô-sép thấy chiêm bao và sang qua nước Ai Cập để gìn giữ gia đình (Sáng thế Ký 45:5). Trong Tân Ước, cũng một người tên là Giô-sép cũng có giấc mơ lập tức trốn qua nước Ai Cập để gìn giữ gia đình mình (Ma-thi-ơ 2:13).
(2) Khi dân Do Thái chuẩn bị ra khỏi nước Ai Cập, Đức Giê-hô-va gọi, “Y-sơ-ra-ên là con ta” (Xuất Ê-díp-tô Ký 4:22). Khi Đức Chúa Giê-su ra khỏi nước Ai Cập, Đức Chúa Trời phán, “Ta đã gọi Con ta ra khỏi nước Ê-díp-tô” (Ma-thi-ơ 2:15).
(3) Khi dân Do Thái thoát khỏi nước Ai Cập, họ băng qua Biển Đỏ. Sứ đồ Phao-lô nói rằng họ “chịu Môi-se làm phép báp-têm trong đám mây và dưới biển” (I Cô-rinh-tô 10:2). Đức Chúa Giê-su cũng chịu báp-têm để “làm cho trọn mọi việc công bình” và sau khi Đức Chúa Giê-su ra khỏi nước thì có tiếng kêu từ trời, “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng” (Ma-thi-ơ 3:15-17).
(4) Sau khi vượt qua Biển Đỏ, dân Do Thái ở trong đồng vắng 40 năm, được hướng dẫn bởi trụ lửa và thần linh của Đức Chúa Trời. Ngay sau Ngài làm báp-têm, “Đức Thánh Linh đưa Đức Chúa Giê-su đến nơi đồng vắng” trọn 40 ngày (Ma-thi-ơ 4:1, 2).
(5) Cuối thời hạn 40 năm trong đồng vắng, Môi-se viết sách Phục truyền Luật lệ Ký. Cuối thời gian 40 ngày, Đức Chúa Giê-su kháng cự Sa-tan bằng cách đối chiếu ba câu Kinh Thánh trích từ sách Phục truyền Luật lệ Ký.
Như vậy, chúng ta thấy sách Ma-thi-ơ dẫn chứng những hiện tượng của dân Do Thái được liên quan đến hình thể Đức Chúa Giê-su.
Có vài câu Kinh Thánh khác trong Tân Ước diễn tả điều nầy. Trong Thi thiên 80:8, Đức Chúa Trời gọi dân Do Thái là “cây nho” mà Ngài đem ra từ nước Ai Cập. Sau đó, Chúa Giê-su tuyên bố, “Ta là gốc nho” (Giăng 15:1).
Và một thí dụ rõ ràng hơn nữa là Đức Chúa Trời gọi dân Do Thái là “dòng giống của Áp-ra-ham” (Ê-sai 41:8). Tuy nhiên, sứ đồ Phao-lô dẫn chứng dòng giống Áp-ra-ham không chỉ đến “nhiều người,” nhưng “chỉ về một người mà thôi, tức là Đấng Christ” (Ga-la-ti 3:16).
Như vậy, chúng ta khám phá trong Tân Ước là những câu xưa kia có hàm ý là dân Do Thái bây giờ là áp dụng cho Chúa Giê-su. Đấng Mê-si bây giờ là “dòng giống” đó. Cho nên, Đức Chúa Giê-su có thể nói là Do Thái. Nếu chúng ta muốn hiểu Do Thái cận đại chúng ta cần hiểu sự liên hệ nầy.
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
0 274 2 minutes read