Mùa nầy là mùa cảm cúm. Đây là vài phương cách để chống đở lại các triệu chứng của cảm cúm và giúp bạn qua khỏi cơn cảm cúm mau chóng.
Tắm Nước Nóng Nước Lạnh. Vừa thấy có triệu chứng của cảm cúm, là hãy vào phòng tắm để tắm nước nóng và nước lạnh. Phương cách trị liệu này làm các bạch huyết cầu di chuyển khắp cơ thể bạn và chống trả lại sự nhiễm trùng.
Tắm dưới vòi hoa sen, mở nước thật nóng, nóng tối đa mà bạn có thể chịu được (105 hay 110 độ F). Sau vài phút, mở sang nước lạnh. Bắt đầu không lạnh lắm, nhảy lên nhảy xuống trong bồn nước và chà xát da bạn dưới làn nước lạnh. Để nước lạnh chừng 30 giây. Đừng để quá lâu mà cơ thể bạn cảm thấy bị lạnh. Nếu bạn thấy lạnh, mở sang nước nóng cho cơ thể ấm lại; rồi lại mở sang nước lạnh. Làm như vậy ba lần, chấm dứt bằng nước lạnh. Mỗi ngày trị liệu bằng cách nầy đôi lần.
Xin ghi nhớ, nếu bạn có bệnh tiểu đường (diabetes), yếu tim, hay những bệnh yếu về tuần hoàn máu thì đừng để nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Nghỉ Ngơi. Đừng tiếp tục làm việc theo nhịp độ bình thường. Thiếu sự nghỉ ngơi lúc nầy chỉ làm cho cơ thể bạn yếu hơn và sức chống chọi cũng yếu đi. Kết quả là bệnh bạn sẽ lâu lành và có thể mang đến những ảnh hưởng không tốt khác. Nếu bạn cảm thấy như bị lên cơn sốt thì nên lên giường nằm nghỉ để cơ thể bạn có cơ hội chiến đấu lại vi khuẩn và tự nó lành. Tránh đừng dùng thuốc trụ sinh (antibiotics). Cảm và cúm gây ra bởi vi khuẩn. Thuốc trụ sinh chỉ để chống lại sự nhiễm trùng hay sự tấn công của vi trùng. Dùng thuốc trụ sinh trong lúc nầy có thể làm hại những vi trùng tốt trong bộ máy tiêu hóa của bạn. Bạn có thể dùng những liều thuốc thiên nhiên như tỏi, echinacea, hay thuốc Airborne Formula. Đây là những chất trị liệu thiên nhiên để chống lại sự nhiễm trùng mà không mang lại những dị ứng nguy hại.
Ăn Sinh Tố C Vừa Khi Triệu Chứng Bắt Đầu. Sinh tố C có khả năng ngừa những triệu chứng nguy kịch của cảm cúm và làm cho cơn bệnh mau qua. Buổi sáng ăn hai viên sinh tố C 500mg, và buổi chiều một viên.
Ăn Những Thức Ăn Đơn Sơ. Tránh ăn chất đường và chất mỡ. Uống chút ít nước rau cải hoặc trái cây, tránh các loại trái khô. Nên ăn nhiều cam, chanh, quýt, và bưởi. Tránh hoàn toàn các thức ăn có chất sửa, kem, cà-rem. Những chất nầy chỉ làm cơ thể tiết thêm đờm. Uống thật nhiều chất nước. Nước lạnh, nước súp hay nước canh loãng. Phải uống ít nhất 3/4 gallon nước mỗi ngày.
Giữ tay, chân, cổ và vành tai ấm luôn luôn. Máu không lưu thông dễ dàng vào những phần gần sóng mũi khi nhiệt độ xuống thấp. Vi khuẩn thích tìm những chỗ nào trong cơ thể không được ấm mà tấn công. Kết quả là người bị cảm cúm hay bị nhảy mũi, nghẹt mũi, và để lâu có thể làm phần thượng khí quản bị nhiễm trùng.
Hít Thở Không Khí Trong Lành. Nhưng phải tránh nơi gió máy. Giữ nhiệt độ trong phòng bạn vào khoảng 68 – 72 độ F, nhưng đừng để phòng quá nóng. Cố hít những hơi thở thật sâu.
Ra Sân để Hứng Chút Tia Nắng Mặt Trời. Nhưng đừng ở ngoài sân lâu quá mà làm bạn bị lạnh run. Tia sáng mặt trời giúp cho cơ thể bạn mau bình phục.
Khi Bị Nóng Sốt. Đừng quá vội vã uống thuộc hạ nhiệt. Khi cơ thể bạn bị nóng sốt là lúc nó đang đánh đỡ lại những vi trùng, vi khuẩn đang tấn công cơ thể bạn. Hãy cho cơ thể bạn có cơ hội chiến đấu để chống lại sự nhiễm trùng. Ráng giữ ấm. Nếu bạn đổ mồ hôi hay bắt đầu thấy lạnh là lúc cơ thể bạn gần bình phục khỏi cơn cảm cúm.
Nếu nhiệt độ cơ thể bạn lên hơn 104 độ F hay khoảng 102 độ F mà kéo dài hơn 24 tiếng đồng hồ, và bạn cảm thấy cổ thật nóng và rát kéo dài nhiều ngày thì bạn cần phải đi bác sĩ ngay.
Tránh đừng để người khác bị lây. Nên nghỉ ở nhà để có cơ hội nghỉ ngơi. Nhớ luôn dùng khăn giấy che những cơn ho hay nhảy mũi. Đừng nấu thức ăn cho người khác, hay đứng quá gần người khác. Rửa tay với xà bông thường xuyên.
Khi bạn thấy khỏe hơn, đừng vội trở lại mực độ làm việc cũ. Hãy cho cơ thể bạn được có nhiều nghỉ ngơi trước khi bắt nó phải làm việc nặng.
Phỏng trích từ NEWSTART Lifestyle Seminar Handbook.
0 315 3 minutes read