Trước khi mặt trời ló dạng trên vùng sa mạc Trung Đông, người cha nhẹ nhàng lặng lẽ rời khỏi giường để không gây ra tiếng động mà đánh thức vợ mình đang ngủ. Ông qua phòng bên cạnh và kêu gọi con trai mình thức dậy. Sau đó ông gởi một số ít quần áo và vài ổ bánh rồi dẫn con trai cùng hai đầy tớ lên đường.
Người cha đưa mấy người đến vùng xứ Mô-ri-a để thờ phượng Chúa và tuyến đường mất đến ba ngày trời. Vừa đi vừa lo không biết phải nói thế nào với con mình. Mấy đêm trước đó Chúa dặn bảo ông dâng con trai mình cho Chúa trên đồi núi Ngài sẽ chỉ cho. Theo phong tục người Do Thái năm xưa, khi dâng của tế lễ là giết con sinh tế thiêu trên bàn thờ để dâng cho Chúa. Ông không hiểu nổi làm sao Chúa đã ban ông con trai duy nhất rồi, Ngài lại kêu giết nó và dâng lên cho Chúa.
Câu chuyện này được trích trong Kinh Thánh Sáng thế Ký đoạn 22. Người cha ấy là Áp-ra-ham và người con là Y-sác. Đối với Áp-ra-ham không có gì đau đớn nội tâm bằng là chịu đựng khi vâng lời sự hy sinh dâng con trai của mình. Trong khi Y-sác hỏi cha một câu, “Củi đây, lửa đây, nhưng chiên con đâu có đặng làm của lễ thiêu?” (Sáng thế Ký 22: 7), cả tấm lòng Áp-ra-ham tan vỡ và tay chân bủn rủn lúc cầm ngọn lửa. Nhưng ông không thể nói với con mình ngay lúc đó!
Cả cuộc hành trình dường như dài vô tận mà làm lòng ông nặng trĩu. Khi hai cha con đến đồi núi rồi dựng lên bàn thờ cho Chúa. Đến lúc này sự khủng khiếp đến với Áp-ra-ham, ông phải bày tỏ cho Y-sác rằng con sinh tế chính là Y-sác. Vì yêu thương Chúa, Y-sác chấp nhận sự hy sinh vì người tin vào sự toàn vẹn của cha mình. Nhưng khi mọi thứ đã sẵn sàng, khi đức tin của Áp-ra-ham và sự phục tùng của Y-sác được thử thách trọn vẹn, thiên sứ của Đức Chúa Trời nắm giữ tay của Áp-ra-ham và nói rằng đủ rồi. “Bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi có không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi” (Sáng thế Ký 22: 12).
Việc dâng hiến Y-sác là sắp xếp trước bởi Đức Chúa Trời để biểu tượng sự hy sinh của Đức Chúa Giê-su. Y-sác tượng trưng cho Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã được dâng lên như của lễ cho tội lỗi thế gian. Chúa muốn gây ấn tượng trên Áp-ra-ham để biết về phúc âm của sự cứu rỗi cho loài người. Từ kinh nghiệm của Áp-ra-ham, ông mới hiểu sự hy sinh lớn lao của Đức Chúa Trời khi ban Con Một Ngài để cứu loài người khỏi sự chết.
Cha chúng ta trên trời đã dâng hiến Con yêu dấu của Ngài, phải trải thống khổ đóng đinh trên thập tự giá. Cả thiên binh chứng kiến sự sỉ nhục và tâm hồn đau khổ của Con Đức Chúa Trời, nhưng không ai được phép ngăn cản như trong trường hợp của Y-sác. Không có một giọng nói hy vọng trong lúc hy sinh. Một con trai yêu dấu, Đấng Cứu Chuộc của thế giới, đã bị sỉ nhục, chế giễu, nhạo báng, tra tấn, cho đến khi Ngài gục đầu trong cái chết. Có bằng chứng nào lớn hơn là Đấng Toàn Năng phó thác cho chúng ta tình yêu và lòng thương xót của Đức Chúa Trời? Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta hay sao?
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh