“Các vì sao trên trời sa xuống đất, như những trái xanh của một cây vả bị cơn gió lớn lung lay rụng xuống” (Khải huyền 6:13).
Ghi chú: Khi Kinh Thánh nói các vì sao sa, thì rõ ràng là điều mà một nhà thiên văn nói như là “Các vì sao rơi” hay sao băng. Trong vòng hơn nửa thế kỳ theo sau sự tối tăm nhất của mặt trời và mặt trăng, thì một trận sao mưa xuống xảy ra, nhưng “Có thể trận mưa sao băng đáng chú ý nhất trong tất cả các vụ từng xảy ra là vụ Leonids, ngày 12 tháng 11, 1833” (Charles A. Young, Manual of Astronomy [1902 ed.], sec. 521), khi có “Một cơn bảo sao sa đổ xuống trên trái đất. Bắc Mỹ chịu một phần lớn của sự trút xuống này (Agnes M. Clerke, A Popular History of Astronomy in the Nineteen Century [1885 ed.], tr. 369).
Một người làm chứng đã nói, “Ngôn ngữ của đấng tiên tri luôn luôn được coi là ẩn dụ. Nhưng ngày hôm qua đã được ứng nghiệm theo nghĩa đen, . . . như không ai trước ngày hôm qua đã nhận thức là điều đó có thể ứng nghiệm. . . . Nếu tôi đi tìm trong thiên nhiên để so sánh, tôi không thể tìm thấy một điều nào có thể minh họa sự xuất hiện của bầu trời như thánh Giăng dùng trong lời tiên tri này. . . . Đây là điều mà thế giới hiểu với danh từ ‘Sao Sa.’ . . .Việc sao sa đã không đến, như nhiều cây bị lung lay, nhưng chỉ có một cây: Những vì sao xuất hiện ở phía đông rơi xuống ở miền Đông; Những vì sao xuất hiện ở phía bắc, rơi xuống ở miền Bắc; Những vì sao xuất hiện ở phía tây rơi xuống ở miền Tây; Những vì sao xuất hiện ở phía nam, rơi xuống ở miền Nam; Và chúng rơi xuống, không phải như trái chín rụng. Khác hẳn. Nhưng chúng bay, như được liệng xuống khi trái còn xanh, lúc đầu không muốn rời cành; Và khi bị bứt thì bay nhanh, rớt thẳng xuống; Và trong khi nhiều trái rơi xuống cũng một lúc, thì đi xuyên qua nhau, như chúng bị liệng xuống với sức mạnh nhiều hay ít.” Lời chứng của một người đăng trong tờ New York Journal of Commerce, quyển 8, số 534, thứ Bảy, 16 tháng 11, 1833, (tr. 230, 232).