Lời Kinh Thánh

Bà Đô-ca, Người Mẹ May Áo Cho Những Kẻ Khốn Cùng

(Công vụ các Sứ đồ 9:36 — 42)

Kinh Thánh Tân Ước có nói về một người phụ nữ tên là Ta-bi—tha, người ta còn gọi bà là Đô-ca. Tuy Kinh Thánh không nói về dòng dõi hay thân thế bà, nhưng chúng ta có thể biết bà Đô—ca là một người đàn bà thuộc gia đình thế phiệt và có nhiều tài sản, và bà đã dùng tài sản mình để làm việc từ thiện. Trong xã hội Do Thải 2000 năm trước, đàn bà góa bụa hay các trẻ mồ côi là hạng người nghèo khổ và khốn cùng nhất. Người chồng hay người cha trong gia đình là người có khả năng làm việc để mang cơm áo cho gia đình. Nếu lỡ người cha hay người chồng chết đi vì chiến tranh hay bệnh tật, thì người vợ, nếu không còn trẻ nữa để tái giá; hay các con còn quá trẻ dại để nối nghiệp cha, thì họ thường trở thành những phần tử nghèo khổ trong xã hội. Kinh Thánh khi nhắc đến những kẻ cùng khó nhất, thường đặt kẻ mồ côi và người góa bụa vào trong nhóm ấy.

Bà Đô—ca là một người làm nhiều việc thiện, việc lành và bà rất rộng rãi giúp đỡ những kẻ khốn cùng. Bà không những chỉ làm việc lành bằng cách dùng tài sản mình để giúp đỡ không thôi, bà còn dùng cả công sức của mình nữa. Bà Đô-ca có tài khâu may. Bà đã may áo cho những người bần hàn. Kinh Thánh nói rằng khi bà chết, bao nhiêu là những kẻ thọ ơn bà, họ là các bà góa đã đến khóc thương bà, và khi sứ đồ Phi-e-rơ được mời đến, họ đã mang ra cho ông thấy những quần áo mà bà Đô—ca đã may cho họ.

Đời sống bà Đô—ca, ngoài là một người khá giả và làm nhiều việc từ thiện vì bà có từ tâm và có lòng yêu Chúa, sách Công vụ các Sứ đồ đã gọi bà là một người môn đồ. Môn đồ, theo Kinh Thánh là một người tin Chúa, đi theo bước chân của Chúa, và hầu việc Chúa. Bà Đô-ca đã hầu việc Chúa bằng đôi bàn tay kim chỉ của mình và bằng lòng từ thiện của mình. Lòng từ thiện của bà chắc chắn đã mang tin lành của Chúa đến cho nhiều người. Bà Đô-ca có thể không có chồng hay con cái nhưng bà đã là một người mẹ chăm sóc cho những kẻ cùng khốn. Bà đã sống một cuộc sống quên mình. Bà không có gia đình, vì trong câu chuyện ghi lại, khi bà chết, không thấy nhắc đến gia đình bà mà chỉ nhắc đến những kẻ mang ơn bà lo phần tẩm liệm và họ đến khóc bà rất đông.

Khi sứ đồ Phi-e-rơ được gọi đến thành Gióp—pa là nơi bà Đô-ca đã sống và đã qua đời, ông lập tức lên thăm nơi người ta để xác bà. Mọi người xôn xao và trong tiếng khóc, họ nức nở kể ông nghe về các điều lành và lòng từ thiện của bà. Họ khoe cho ông thấy những chiếc áo bà Đô- ca đã thêu may cho họ. Sứ đồ bèn báo mọi người rời khỏi phòng. Còn lại một mình, ông quỳ xuống và cầu nguyện cùng Chúa. Sau khi đã dâng lời cầu xin lên cho Chúa rồi, ông bèn quay qua thi hài của bà Đô-ca mà gọi tên tộc của bà, “Ta-bi—tha, hãy dậy. ” Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu xin của sứ đồ và cứu bà Đô-ca sống lại. Bà mở mắt ra, khi thấy sứ đồ Phi—e—rơ thì vội vàng ngồi dậy. Ông Phi-e-rơ đỡ lấy bà và giúp bà đứng dậy, và ông gọi mọi người trở vào để cho thấy là bà Đô—ca đã sống lại và bà còn sống với họ. Phép lạ ấy đã được loan truyền ra khắp thành Gióp-pa và nhiều người đã nhờ đó mà tin Chúa. Họ tin vào quyền năng cứu người và vào tình thương của Chúa đã cho bà Đô-ca còn sống để còn tiếp tục làm ơn cho mọi kẻ có nhu cầu.

Hai ngàn năm sau, các hội thánh Chúa vẫn tiếp tục làm công việc từ thiện, để giúp đời sống vật chất của con người trên đời này. Nhưng qua sự từ thiện phần vật chất, biết bao người có được có cơ hội biết về tình yêu thương của Đức Chúa Trời ban bố cho loài người cho cả sự sống vĩnh cửu cho cả đời sau của họ nữa.

Đời sống và lòng thương người của bà Đô—ca là gương từ thiện của các hội thánh. Ngày nay, người ta dùng tên bà để gọi các nhóm làm việc thiện giúp người, Ban Đô—ca. Nhiều hội từ thiện được đặt tên là Hội của Các Bà Đô—ca.

Ngọc-Liên

 

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button