Khi chúng ta đi theo lời Đức Chúa Trời, có một vài điều lạ xảy đến cho chúng ta. Sự thay đổi bắt đầu. Tội lỗi chúng ta được tha thứ và thanh tẩy, đời sống có một ý nghĩa mới. Tâm hồn chúng ta tràn đầy niềm vui và hy vọng. Kinh Thánh đã trở thành ngọn đèn soi chân tôi và ánh sáng cho đường lối tôi (Thi thiên 119:105). Kinh Thánh đã giúp chúng tôi tương giao với Đức Chúa Giê-su và Cha thiên thượng. Chúng tôi có kinh nghiệm biết trước về thiên đàng và phát triển một ý thức liên quan và hiệp nhất.
“Đối với tấm lòng thành thật và khiêm tốn, Kinh Thánh là ánh sáng lớn, và tri thức. Đối với những người đến với Kinh Thánh trong tinh thần này được cảm thông trong tình bạn với các tiên tri và sứ đồ. Tinh thần họ hòa hợp với Đấng Cơ Đốc, và họ mong được trở thành một với Ngài” (Testimonies for the Church, bộ 5, tr. 705).
Trong lòng bạn, có thể yêu Kinh Thánh mà không yêu Đức Chúa Giê-su. Cũng có thể yêu Chúa theo quan điểm của con người nhưng không vâng phục Kinh Thánh. “Sự tin đạo kiêu ngạo này tạo nên tội lỗi và tội lỗi mãi mãi ở trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với tội nhân, khuyến khích tội nhân tin rằng Đức Chúa Trời sẽ cứu anh ta trong khi anh ta tiếp tục tội lỗi và biết được đó là tội” (Ellen G. White, letter 53).
Tín đồ yêu mến Kinh Thánh và Đức Chúa Giê-su. Điều này củng cố ý thức hiệp một. Bất cứ ở đâu chúng ta gặp anh em đồng đức tin, ở gần cũng như ở xa chúng ta cảm thấy một sự gần gũi.
Một vị khách ngoại đạo đến dự hội nghị Toàn Cầu đã bày tỏ, “Tôi mới chỉ tham dự hai buổi họp. Nếu tôi được hỏi quan điểm tôi thế nào, tôi sẽ trả lời: Người đi quá đông từ mọi ngả nhưng không ai đụng vào ai. Trẻ em vâng lời cha mẹ. Khi gặp, tín hữu chào hỏi nhau và khi họ tạm biệt họ mỉm cười với nhau. Khi tôi dùng một cây gậy để chống, trẻ em đã vội vã mở cửa cho tôi vào. Sứ điệp của họ là sự yêu thương và dường như tín đồ thực hành những điều họ giảng dạy. Một điều làm ngạc nhiên hơn hết là giáo hữu không có khả năng phân biệt màu da! Đối với bạn dường như chỉ có một chủng tộc, dòng giống của Đức Chúa Trời và là một phần tử trong dân sự Ngài. Nhiều lần tôi tự hỏi có phải do ý Chúa tôi đã đến dự hội nghị này. Tôi được một người lạ ôm chào như anh em. Thật ra tôi thấy nhớ anh ta! Như vậy là thế nào?” (Bức thư gửi cho sinh viên Thần học do O. J. McKinney).
Sự hiệp một bắt nguồn từ Kinh Thánh. Chúng ta chấp nhận Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời và quyền năng tối cao trong cuộc đời chúng ta. Không có Kinh Thánh chúng ta sẽ không thể hiệp lại như trong một gia đình. Hội thánh không thể là một sự liên kết của nhiều thực thể và những tổ chức ràng buộc một cách lỏng lẻo, nhưng là đá sống tìm được ở khắp nơi xây nên nhà thiêng liêng cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (I Phi-e-rơ 2:5). Chúng ta không là một mạng lưới toàn cầu của những hội thánh quốc gia, nhưng chỉ có một hội thánh trải rộng ra khắp thế giới. “Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh. . . chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép Báp-têm, chỉ có một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người” (Ê-phê-sô 4:4-6).
Tình bằng hữu bắt nguồn từ sự quen biết sâu đậm và tất cả chúng ta cần có một Cứu Chúa. “Vì tiền công tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 6:23). Câu này bắt nguồn từ Giăng 3:16, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”
Lẽ thật đơn giản về Núi Sọ bày tỏ Đức Chúa Trời nghĩ đến chúng ta nhiều hơn là nghĩ đến Ngài. Điều này có nghĩa rằng Ngài không bao giờ xây bỏ chúng ta, xử dụng, ngược đãi hoặc lợi dụng chúng ta. Chúng ta đã đối xử với Đấng Cơ Đốc mọi điều con người có thể làm. Trước hết chúng ta không biết Ngài, tiếp đến thách thức, khinh thị, ngược đãi, đánh đập và sau cùng đóng đinh Ngài. Và trong thâm tâm chúng ta thường tái diễn những việc này. Nhưng Chúa vẫn tha thứ và tiếp tục thương yêu chúng ta.
Liên kết với nhau trong tình bằng hữu không những Đức Chúa Trời đã làm gì cho chúng ta tại Núi Sọ mà còn suy nghĩ về chúng ta thế nào. “Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời” (I Giăng 3:1). Nếu chúng ta là con cái Ngài thì chúng ta đều là anh em chị em với nhau. “Dường ấy anh em chẳng phải là người ngoại, cũng chẳng phải là kẻ ở trọ nữa, nhưng là người đồng quốc với các thánh đồ, và là người nhà của Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 2:19). Phao-lô tiếp, “Ấy là vì cớ đó mà tôi quì gối trước mặt Cha, bởi Cha mà cả nhà trên trời và dưới đất đều được đặt tên” (Ê-phê-sô 3:14, 15). Gia đình có nghĩa kết hợp tất cả với nhau và với Đức Chúa Trời.
Tình bạn cũng còn đến bởi quyền phép Đức thánh Linh. Đức Chúa Giê-su biết rằng con người cần được biến đổi trước khi có thể vui mừng kết bạn với Ngài và với anh em. Khi Ni-cô-đem đến hỏi Ngài về mọi phép lạ Ngài đã làm, Đức Chúa Giê-su tránh câu hỏi đó, Ngài tập trung vào câu hỏi về đời sống của một cá nhân,“Nếu một người chẳng sanh lại, thì không được thấy nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3).
Ni-cô-đem đã hiểu ý nghĩa của câu nói này. Nhưng đó là sự hiểu bình thường giữa người Giu-đa, sự sanh lại áp dụng cho người ngoại (những người trở lại đạo Giu-đa), không phải con cháu của Áp-ra-ham. Ni-cô-đem là con cháu Áp-ra-ham và là người tuân giữ luật pháp, ông biết chắc có một chỗ trên nước Đức Chúa Trời dành cho ông, và không cần phải thay đổi. Vì thế khi Đức Chúa Giê-su phán với ông rằng để được vào gia đình của Đức Chúa Trời, ông cần phải sanh lại, Ni-cô-đem lý luận một cách thành thực và rồi chấp nhận lẽ thật. Sanh lại không phải là thay đổi cách cư xử; đó là sự chuyển biến tính hạnh. Nó có nghĩa làm chết bản ngã và tội lỗi, và được biến đổi để trở thành một người mới, khác hoàn toàn.
“Chúng ta không thể tự thay đổi. Sự thay đổi đó không phải do sức riêng chúng ta mà bởi một quyền phép bên ngoài, ở trên cao. Điều chúng ta có thể làm được là phát huy điều tốt trong chúng ta. Giáo dục, văn hóa, khả năng, ý chí, đạo đức, sự thừa kế tinh thần tất cả đều giúp có một đời sống trật tự tốt, nhưng họ không thể thay đổi như Đấng Cơ Đốc suy nghĩ khi Ngài nói với Ni-cô-đem. Chúng ta có thể cảm nhận sự nhân từ và mềm mại của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể nhận thấy sự khôn ngoan và công bằng trong luật pháp, nhưng chưa đủ. Chúng ta trở nên một phần tử trong gia đình Đức Chúa Trời vì chúng ta được sanh ở đó bởi quyền phép Đức thánh Linh” (Steps to Christ, tr. 18, 19). “Anh em đã được sanh lại, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời” (I Phi-e-rơ 1:23).
Giăng bày tỏ, “Đoạn tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhứt và đất thư nhứt đã biến đi mất. . . Tôi nghe một tiếng lớn từ nơi ngai mà đến, nói rằng: này đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài” (Khải huyền 21:1-3). Kế đó lời hứa của Đức Chúa Giê-su sẽ được ứng nghiệm. Dân sự sẽ ở cùng Ngài mãi mãi. Thật là vui mừng khi chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Giê-su, gặp mặt Cha thiên thượng và được giới thiệu với Đức thánh Linh. Vinh dự làm sao khi chúng ta gặp các thiên sứ, gặp những người như A-đam, Ê-va, Áp-ra-ham, Sa-ra, Môi-se, Đa-ni-ên, Ma-ri mẹ Đức Chúa Giê-su, các sứ đồ, gia đình, bạn hữu khắp nơi. Mọi người đều vui mừng đón chào chúng ta trở về nhà Cha.
Jack J. Blanco
Chuyển ngữ: Trần Minh Loan