“Chớ có một lời dữ vào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn và có ích lợi cho kẻ nghe đến” (Ê-phê-sô 4:29).
Socrates được coi như nhà hiền triết nổi tiếng của Hy Lạp. Vào một bữa nọ ông gặp một người quen trên phố.
— “Tôi vừa có nghe người ta kể chuyện về người bạn của ông?”
Chờ một chút, Socrates đáp lại.
— “Trước khi anh nói cho tôi nghe. Tôi muốn hỏi anh ba câu thử nghiệm được gọi là “ba lần thanh lọc.”
Lần thanh lọc thứ nhất là “sự thật.”
— “Anh có chắc chắn rằng những lời anh sẽ nói cho tôi nghe là có thật?”
— “Không.” Người đàn ông trả lời, “Thực sự tôi chỉ nghe người ta nói lại thôi.”
— “Được rồi!” Socrates nói, “Như vậy anh không thực sự biết câu chuyện đó có thật hay không?”
Lần thanh lọc thứ hai là “điều tốt.”
— “Có phải những điều anh sắp kể là những chuyện tốt lành?”
— “Không, nhưng ngược lại.”
— “Ồ! Thế thì anh muốn kể cho tôi nghe chuyện xấu về bạn tôi mà chính anh cũng không biết thực hay hư.”
Lần thanh lọc thứ ba là “hữu ích.”
— “Thế thì câu chuyện đó có đem lại sự ích lợi cho tôi không?”
— “Thực sự là không!” Người đàn ông trả lời cách ngượng ngùng.
Socrates kết luận, “Nếu câu chuyện xấu anh muốn kể cho tôi về người bạn tôi mà chính anh cũng không biết có thật hay không và cũng không đem lại bất cứ ích lợi gì cho tôi thì kể cho tôi nghe để làm gì?
Biết bao nhiêu phiền hà hay hiểu lầm giữa gia đình hay tín đồ hội thánh sẽ tránh được nếu ta dùng sự thử nghiệm trên.
Chúng ta nên yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, cố nhìn vào những ưu điểm thay vì khuyết điểm của người khác. Châm ngôn 16:28 chép rằng, “Kẻ gian tà gieo điều tranh cạnh, và kẻ thèo lẻo phân rẽ những bạn thiết cốt.” Nhưng “Lời lành giống như tàng ong, ngon ngọt cho tâm hồn, và khỏe mạnh cho xương cốt” (Châm ngôn 16:24).
NGUYEN