Niềm Tin, Hối Cải, và Báp-têm
Huấn lệnh nào liên quan mật thiết với niềm tin nơi Phúc âm?
“Ngài [Giê-su] phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được [cứu] rỗi; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt” (Mác 16:15, 16).
Sứ đồ Phi-e-rơ liên kết chi với phép báp-têm trong lời chỉ dẫn của ông nhân ngày lễ Ngũ tuần?
“Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Giê-su chịu phép báp-têm, để được tha tội mình” (Công vụ các Sứ đồ 2:38).
Để trả lời câu hỏi, phải làm chi cho được cứu rỗi, Phao-lô và Si-la bảo người đề lao điều gì?
“Hai người trả lời rằng: Hãy tin Đức Chúa Giê-su, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi” (Công vụ các Sứ đồ 16:31).
Việc gì xảy ra ngay sau khi người đề lao và gia đình chấp nhận Giê-su là Chúa Cứu Thế?
“Trong ban đêm chính giờ đó, người đề lao đem hai người [Phao-lô và Si-la] ra rửa các thương tích cho; rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báp-têm” (Công vụ các Sứ đồ 16:33).
Ý Nghĩa Thuộc Linh của Lễ Báp-têm
Đề cập đến lễ báp-têm Cơ Đốc, điều chi được rửa sạch?
“Anh còn chần chờ gì nữa? Hãy đứng dậy chịu báp-têm và kêu cầu Danh Chúa để tội anh được rửa sạch!” (Công vụ các Sứ đồ 22:16, BDY; tham khảo Tít 3:5; I Phi-e-rơ 3:21).
Bằng cách nào Đức Chúa Giê-su rửa sạch tội lỗi của chúng ta?
“Chúa đã yêu thương chúng ta, dùng máu Ngài tẩy sạch tội lỗi chúng ta” (Khải huyền 1:5, BDY).