Nghiên Cứu Giáo Lý

Sự Sầu Não, Rối Loạn, Sợ Hãi (Phần 7)

Tất cả những lời khuyên nhủ và cảnh báo này có ý nghĩa gì đối với bạn và tôi?

“Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào, trong khi chờ đợi trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến, là ngày các từng trời sẽ bị đốt mà tiêu tán, các thể chất sẽ bị thiêu mà tan chảy đi!” (2 Phi-e-rơ 3:11, 12).

Chúng ta có thể chờ đợi gì sau sự hủy diệt này?

“Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở. Vậy nên, hỡi kẻ rất yêu dấu, vì anh em trông đợi những sự đó, thì phải làm hết sức mình, hầu cho Chúa thấy anh em ở bình an, không dấu vít, chẳng chỗ trách được” (2 Phi-e-rơ 3:13, 14).
Ghi chú – “Trời mới và đất mới, khi mọi sự đã qua rồi, những điều cũ sẽ được làm cho mới – những tình trạng này chỉ có thể xảy ra sau khi thế giới kết thúc. Bản chất của sự kết thúc này như thế nào thì không ai biết.

“Các Cơ Đốc nhân thường tính về thuyết mạt thế [tận thế]. Chính sự bất thường của Cơ Đốc nhân là đã bỏ qua thuyết mạt thế này quá lâu. Nhưng ngày 6 tháng 8 năm 1945, đem lại sự bình thường, tuy nhiên nhiều tín hữu có thể bị lạc mất trong sự sợ hãi lúng túng của những người không tin. Sự bình thường của các vụ nổ bom nguyên tử trên Nhật Bản đem lại cho các tín đồ Cơ Đốc nhân bao gồm sự có lý, sự chính xác, không phải chỉ trong sự suy gẫm mà còn mong đợi ngày cuối cùng của thế giới.” – Wesner Fallaw, trong The Christian Century, ngày 15 tháng 9, 1946, tr. 1148.

Nhiều Cơ Đốc nhân chờ đợi điều gì trong thời đại nguyên tử này?

Sự tái lâm của Đấng Christ.

Ghi chú – “Trong trường hợp thời kỳ hỗn loạn hiện nay đang được kéo dài bởi các quốc gia thành công giữ được chủ quyền mong manh của họ, chúng ta phải đối diện với những căng thẳng càng ngày càng gia tăng, những sự sợ hãi và tàn phá thiêng liêng cho đến khi không còn chịu đựng được nữa… Những người khác hơn là Cơ Đốc nhân cũng sẽ bắt đầu kêu lên, “Lạy Chúa, xin hãy mau đến!” – Như trên, tr. 1147.

“Ba năm sau Thế chiến thứ Hai, các biến cố về chính trị và kinh tế đã thuyết phục được rất nhiều người rằng sự hủy diệt của con người đã được đóng dấu… Với những cảnh báo về kết quả gây tử vong của một cuộc chiến nguyên tử và sinh học, các nhà tiên tri cũng rung lên hồi chuông báo tử về nạn đói của nhân loại.” – Harrison Smith, trong The Saturday Review of Literature, 21 tháng 8 năm 1948, tr. 20.

Các nhà xuất bản của quyển sách này đang cố gắng, trên những trang này, cũng như trong nhiều ấn bản khác của họ, đã làm điều này – là rao truyền những lời tiên tri của Kinh Thánh và sự ứng nghiệm của chúng cho thấy Đấng Christ gần đến để chấm dứt thời đại phức tạp và rắc rối, và cũng để dẫn đến niềm hạnh phúc vĩnh cửu của nước Đức Chúa Trời.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button