Văn-Thơ-Truyện

HOÀNG TỬ VÀ PHẢN THẦN (Phần 24)

(Tiếp theo Nguyệt San số 211, tháng 1/2014)               Beatrice S. Neall

Quý vị biết rằng có rất nhiều tôn giáo và chính phủ trên thế gian này và họ đều có nhiều bộ luật riêng. Nhưng Đức Chúa Giê—su phán chỉ có hai điều luật trọng đại. Quý vị có biết luật ấy là luật gì không?

Sự yên lặng bao trùm đám người kia khi Thầy Lắm lật Kinh Thánh, sách Ma- thi- ơ 22: 37— 40 và đọc, “Con phải hết lòng, hết linh hồn hết ý mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời con. Ây là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Còn điều thứ hai đây, cũng như vậy: Con hãy yêu kẻ lân cận như mình.”

Chúng ta có thể tóm tắt hai điều luật này rằng, “Hãy yêu Đức Chúa Trời và yêu người đồng loại.” Chỉ có hai điều luật cần thiết. Quý vị thử nghĩ, nếu người ta yêu nhau thì làm gì có cãi lẫy, ganh tị, cướp bóc, thù hằn, chiến tranh. Chúng ta cũng không cần có quan tòa, pháp đình, cũng không cần khám đường nữa.

Thầy Lắm nhìn cụ trường ấp nói tiếp:

– Công việc của cụ sẽ nhàn hạ hơn, phải không thưa cụ? VÌ không có sự gây gỗ để giảng hòa, không có tranh tụng để xét xử.

— Tôi sẽ sung sướng nếu không cần phải lo những việc ấy.

– Nếu người ta yêu nhau thì thế gian này sẽ như thiên đàng. Thoạt kỳ thủy nước của Đức Chúa Trời là như vậy. Tên phản loạn là kẻ đã thay đổi lòng người để họ tự yêu mình hơn là yêu người khác và đó là nguyên do của mọi điều ác. Đức Chúa Giê su có kể một câu chuyện khác để dạy cho chúng ta phải yêu người đồng loại như thế nào. Quý vị có muốn nghe chàng?

Họ đồng thanh trả lời:

— Có chứ. Chúng tôi muốn nghe lắm.

– Trong thời của Đức Chúa Giê-su, người Do Thái và người Sa—ma-ri không hề nói chuyện nhau nếu không phải là việc tối ư cần thiết. Dĩ nhiên họ không hề giúp đỡ nhau. Lần nọ, có một người Do Thái đi trên đường đến thành Giê— ri- cô. Con đường lại xuyên qua một vùng núi non hoang vắng, là nơi ẩn mình của phường trộm cướp. Khi người này đi đến khoảng ấy, thình linh có một bọn cướp tràn ra bắt và đánh đập ông ta; cướp mọi vật chúng có thể cướp được, rồi bỏ ông ta nửa chết nửa sống trên đường. Chẵng bao lâu, có một thầy tu Do Thái đi đến. Ông thấy người kia bị thương, máu ra dầm dề, nhưng né tránh một bên rồi đi luôn Ông tự nhủ rằng việc này đâu có ăn thua tới mình mà phải lo cho mệt. Kế đó, một người “thánh” đi đến, nhưng ông ta tự nghĩ rằng nếu giúp đỡ nạn nhân thì bọn cướp có thể bắt ông ta, nên mau chân đi thẳng.

Một lúc sau có một người Sa-ma- ri đi đến. Thấy người Do Thái khốn khổ nằm trên đường, người này biết rõ lắm nếu chính mình bị nạn mà có người Do Thái đi ngang qua, chắc chắn người Do Thái sẽ nhổ lên mặt mình. Nhưng ông không nghĩ đến việc ấy. Ông ta chỉ thấy có một người cần được sự giúp đỡ. Ông cho nạn nhân uống và băng bó vết thương cho người, lấy áo quần mình mặc cho nạn nhân và nhẹ nhàng đặt nạn nhân lên lưng lừa của mình. Ông ta cẩn thận đưa nạn nhân đi đến quán trọ và canh chừng cho nạn nhân trọn đêm ấy. Hôm sau vì bận việc phải đi, ông ta trả cho chủ quán trọ số tiền phí tổn để săn sóc nạn nhân này. Ông ta thật lòng thương người lân cận đó chớ? Tôi dám quả quyết rằng người Do Thái bị nạn sau đó sẽ thương người Sa-ma-ri, vì người Sa-ma-ri cứu giúp mình trong khi hai người cùng giống không giúp.

Đức Chúa Giê—su dạy rằng chúng ta phải yêu thương mọi người, bất kế giống dân hay quốc tịch nào. Chúa dạy chúng ta phải yêu luôn kẻ thù nghịch mình. Quý vị biết chăng, nếu quý vị yêu kẻ thù nghịch mình thì chẳng bao lâu người ấy không còn là người thủ mình nữa, mà trở nên bạn.

Hẵn quý vị đã thấy, tình yêu trọng tâm của sự dạy dỗ của Đức Chúa

Giê-su. Ngài dạy rằng tuy chúng ta chống nghịch lại, Đức Chúa Trời vẫn yêu chúng ta. Ngài dạy rằng chúng ta phải yêu thương Đức Chúa Trời như yêu chúng ta, và chúng ta phải yêu người lân cận nhiều như yêu chúng ta yêu mình vậy. Người lân cận chúng ta đều là người – dầu là người khác giống—dầu là kẻ thù!

Cụ trưởng ấp kết thúc:

— Thật đó là một ý tưởng mới mà chúng ta cần phải suy gẫm.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button